CXN_091517_12 715_ Ít ai có kiến thức, kinh nghiệm và tầm nhìn để thấy rằng ĐTH Tâm (vợ c ủa Nông Đức Mạnh (NĐM) và bồ cũ của Nông Quốc Tuấn, con trai NĐM) tháo vốn (hay đúng hơn là đang tháo chạy (cùng với Nguyễn Thanh Phượng, con gái của N Tấn Dũng tháo chạy khỏi Bản Việt )) là hệ quả trực tiếp từ Văn Hóa Khinh Bỉ Tham Nhũng của tác giả Đinh Thế Huynh (cũng chính l à chiến lược đánh tham nhũng của NgP Trọng)(mocking anti-corruption, NĐM, ĐTHT) : Vợ sau của cựu T ổng Bí thư Nông Đức Mạnh rút hết vốn khỏi Tập đoàn Minh Tâm

CXN_091517_12 715_ Ít ai có kiến thức, kinh nghiệm và tầm nhìn để thấy rằng ĐTH Tâm (vợ của Nông Đức Mạnh (NĐM) và bồ cũ của Nông Quốc Tuấn, con trai NĐM) tháo vốn (hay đúng hơn là đang tháo chạy (cùng với Nguyễn Thanh Phượng, con gái của N Tấn Dũng tháo chạy khỏi Bản Việt)) là hệ quả trực tiếp từ Văn Hóa Khinh Bỉ Tham Nhũng của tác giả Đinh Thế Huynh (cũng chính là chiến lược đánh tham nhũng của NgP Trọng)(mocking anti-corruption, NĐM, ĐTHT) : Vợ sau của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh rút hết vốn khỏi Tập đoàn Minh Tâm
xx

x
Châu Xuân Nguyễn
xx
Với PT Dân Chủ Cuội, DC Từ Thiện, DC đô La, DC lợi dụng Hoàng Kỳ của Lâm Ngân Mai, Việt Tân, 27 Hội Đoàn, Liên Tôn thì càng ngu xuẫn đến độ công kích Đinh Thế Huynh với chiến dịch đó.
xx
Những nhóm người trên mang tiếng tranh đấu nhưng đường lối thì bị giật dây bởi những cái gọi là CS phản tỉnh như Tương Lai, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quang A (vẫn tôn thờ thằng HCMinh) thì làm sao nhìn thấy dc sức mạnh của truyền thông. Họ nghe lời những thằng suốt đời sống trg chế độ bưng bít thông tin của CS như GS TL, NTV, NQA thì làm sao thấy dc hiệu ứng của truyền thông với tác dụng của "Văn Hóa Khinh Bỉ Tham Nhũng"

xx
Chúng ta ai cũng biết truyền thông lề trái chủ yếu là "tự kiểm duyệt", họ biết những chuyện tham nhũng nhưng ko dám viết ra sợ tuyên giáo rút thể báo chí, phạt tiền và tù nặng (3D là ng dùng những công cụ này nhiều nhất để bịt miệng tất cả những ai muốn viết vế hệ thống NHNN của Bình Ruồi và hệ thống tham nhũng hằng chục tỷ đô của TĐ Dầu Khí PVN (bây giờ 3D ko còn nữa thì tất cả những phiên Tòa Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, Phạm Công Danh vừa phơi bày PVN và NHNN (NV Bình và Đinh La Thăng).
xxx
Về khía cạnh này, nhà báo Huy Đức là ng tiền phong lật mặt bọn tham nhũng nên chúng ta mới có đầy đủ thông tin về VN Pharma, BOT, NHNN, PVN, Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, Phạm Công Danh và rồi sẽ có thông tin đầy đủ về mức độ tham nhũng của Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình rồi Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Tấn Dũng.. đó là tiến trình phải tới.

xx
Khi ĐT Huynh, cha đẻ của tuyên giáo CSVN tuyên bố ng dân phải có thái độ , văn hóa khinh bỉ tham nhũng thì có một ng tung hê, hoan nghênh ngay, những PTDC thì lớn tiếng mạt sát ĐTHuynh, như vậy bây giờ mọi ng thấy não trạng của bọn VT, DC cuội này là có tí tẹo cở bao nhiêu !!!

xx
KẾT LUẬN
XXXX
Với một nhóm ng như Việt Tân, Phong Trào Dân Chủ cuội, từ thiện, đô la, giả danh Hoàng Kỳ, 27 Hội Đoàn, Liên Tôn phải bám đít bọn NQA, GS Tương Lai, Nguyễn Trọng Vĩnh để kiếm tiền, thực hiện mưu sinh nghề dân chủ thì CXN phải loại chúng khỏi tầm ảnh hưởng của Dân VN. Nếu để chúng nắm và thao túng cuộc tranh đấu thì chắc chắn dân VN sẽ có thêm 100 năm nô lệ cho độc tài và CS nữa.
xx
CXN, 15.9.17, Melb

Mời xem bài văn hóa khinh bỉ tham nhũng bên dưới…11 636 ngày 15.9.16 (đúng 1 năm nay)
CXN _091516_11 636_Đây chính là cơ hội để toàn dân VN thoát ách CSVN và phát triển quốc gia, văn hóa Tây Âu là khinh bỉ tham nhũng thì Tây Âu mới phát triển bền vững được. Tại sao những nhà DC lại chế diễu chuyện này ??? (mocking anti-corruption): Tạo áp lực để kẻ tham nhũng không chịu nổi

xxx

Châu Xuân Nguyễn
xx
Ở Tây Âu, hể đụng tới tham nhũng là điều tra, truy tố, kết án và tù, không cần biết ai tố cáo vì mục đích gì, thù cá nhân, vụ lợi, đẩy đi để trống ghế cho người tố cáo… Nếu điều tra có tham nhũng thì dư luận (dư luận quần chúng là rất quan trọng, nếu dư luận cảm tính như vụ Trịnh Xuân Thanh và Người Buôn Gió thì tham nhũng không bao giờ bị tiêu diệt). Tại sao chúng ta chỉ bàn chống tham nhũng ở quán cà phê, bàn nhậu mà khi ĐCSVN sẵn sàng chống tham nhũng thì chúng ta lại thờ ơ và chế diễu như bài này Tại sao câu nói của ông Huynh khiến công dân mạng được một trận cười như vậy? (TXT) (xem nguyên bài bên dưới)
xx
Khi dư luận quần chúng đều chống tham nhũng thì lúc đó ĐCSVN sẽ không còn chổ để dung túng cho đại đa số Đảng viên nữa (vì đại đa số đảng viên là tham nhũng). Lúc đó không còn “có ăn nữa” thì chúng bỏ đảng hằng triệu. Khi chúng bỏ đảng thì đảng yếu đi rất nhiều, đó chính là lúc lật đổ đảng dễ dàng nhất.
xx
Trích bài Tại sao câu nói của ông Huynh khiến công dân mạng được một trận cười như vậy? (TXT)
: “Tham nhũng là hành động của kẻ lợi dụng chức vụ để ăn cắp tiền của dân. “Thằng ăn cắp” to đầu lặng lẽ ấy còn nguy hiểm gấp hàng nghìn, hàng tỉ lần một thằng ăn cắp ngoài đường. Nếu những thằng ăn cắp lớn nhỏ mà sợ cái văn hoá khinh bỉ và biết xấu hổ thì chúng đã không ăn cắp và chúng đã là những con người hoàn toàn khác. Hơn nữa, không có thằng ăn cắp nào mà lại đi vỗ ngực tự xưng “tao là thằng ăn cắp đây” để mọi người nhổ vào mặt, hay tát vào mặt thể hiện sự khinh bỉ như lời ông dạy.”(HT)
xx
CXN: Đọc lời trích thì nhìn ra ngay cái sai lầm của tác giả Châu Đoàn… Chính vì cái văn hóa khinh bỉ tham nhũng chưa hình thành lan rộng nên tham nhũng không có sợ, nếu nó hình thành phổ quát như Mỹ, Úc thì ai muốn tham nhũng cũng suy nghĩ rất kỹ, từ đó tham nhũng sẽ bớt hay chí ít nó bớt lộ liễu, bớt chướng tai gai mắt.
xx
Những thằng tham nhũng không cần vỗ ngực xưng tên, người dân chỉ cần thấy xe hơi nhà lầu với lương công chúc quèn là 10 triệu vnd/.tháng là người dân tỏ mặt khinh khi rồi, từ đó nó sẽ bớt tham nhũng rất nhiều, lúc đó chúng ta ko có dự án đắp chiếu, tham nhũng trong Tập đoàn, Tcty, đường mới nghiệm thu là lún sụt, tài trợ cho Kuwait, cty Nhật, xây tòa hành chính trái bắp, xây tượng đài, đạm ninh Bình, nhà máy Ethanol v.v…
xx
Những người như Trọng Lú nghĩ chấn chính tham nhũng là sẽ củng cố đảng, đảng sẽ tồn tại lâu dài hơn, đó là những ng nằm mơ, nhìn ng nằm mơ như Gorbachov thì thấy hắn thức tỉnh sau Glasnot và Perestroika là tan rã của khối LX CXN _082116_11 590_Trọng Lú bây giờ có vẻ giống Gorby 1991 quá (Với tư cách TBT đảng CS và Tổng thống Liên bang ông ta đề ra 2 chương trình Glasnost – công khai và Perestroika – tái cấu trúc. Gorby ngây thơ tin rằng 2 cái đó có thể khôi phục uy tín cho Đảng và cứu vãn Liên bang xô viết. Từ đáy lòng ô ta ko muốn đảng mất quyên lãnh đạo và Liên bang tan rã.)… còn nữa (similarity between Trong and Gorbachov, collapse of communism, USSR): Kỉ niệm 19/8/1991.
xxxxxxxxxx

KẾT LUẬN

XX

Hãy ủng hộ ý tưởng này của Đinh Thế Huynh, thực hiện ý tưởng này sẽ làm ĐCSVN tan rã rất nhanh.

CXN, 15.9.16, Melb
xxxhttp://baotiengdan.com/2017/09/14/vo-sau-cua-cuu-tong-bi-thu-nong-duc-manh-rut-het-von-khoi-tap-doan-minh-tam/

Vợ sau của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh rút hết vốn khỏi Tập đoàn Minh Tâm

Nhà Đầu Tư

Cựu ĐBQH Đỗ Thị Huyền Tâm thoái hết vốn khỏi Tập đoàn Minh Tâm

14-9-2017

Cựu TBT Nông Đức Mạnh và bà Đỗ Thị Huyền Tâm. Ảnh: internet

Tỷ lệ sở hữu của bà Đỗ Thị Huyền Tâm tại Tập đoàn Minh Tâm giảm từ 81% về 0% theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 22/8/2017.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, bà Đỗ Thị Huyền Tâm – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Tâm (Minh Tâm Group) – vừa thoái hết vốn khỏi doanh nghiệp này.

Cụ thể, sau khi công ty tăng vốn từ 99 tỷ đồng lên 126 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của bà Đỗ Thị Huyền Tâm đã giảm mạnh từ 81% về 0%.

Cựu Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) các khoá XII và khoá XIII là cái tên gắn liền với gần 2 thập kỷ phát triển của Minh Tâm Group.

Minh Tâm Group tiền thân là Công ty TNHH Minh Tâm được thành lập năm 2001, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Dưới sự lãnh đạo của bà Đỗ Thị Huyền Tâm, Minh Tâm Group đến nay đã trở thành một nhóm các doanh nghiệp hàng đầu tỉnh Bắc Ninh, hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực bất động sản, giáo dục, kinh doanh khách sạn, sản xuất phân bón, bao bì, thức ăn chăn nuôi…

Chưa rõ động thái rút vốn có đồng nghĩa với việc vị cựu ĐBQH thoái lui khỏi Minh Tâm Group, hay chỉ đơn thuần là chiến thuật tái cơ cấu cổ phần của bà Đỗ Thị Huyền Tâm và những người liên quan.

Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện nay của Minh Tâm Group là bà Hoàng Thị Bình Yên, sinh năm 1989, trú tại Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.

Những ông chủ họ Đỗ ở trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ

Trong danh sách cổ đông sáng lập của Minh Tâm Group còn có một cái tên họ Đỗ khác là ông Đỗ Ngọc Minh (trú tại Hà Nội).

Tại thời điểm 2014, ông Đỗ Ngọc Minh là cổ đông lớn nhất của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Minh Phát – “Ông chủ” của dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Cụ thể, năm 2014, Công ty Minh Phát thực hiện tăng vốn điều lệ từ 369 tỷ đồng lên 568 tỷ đồng, trong đó ông Đỗ Ngọc Minh góp 312,4 tỷ đồng, tương đương 55%.

Một cá nhân họ Đỗ khác là ông Đỗ Minh Đức cùng bà Nguyễn Thị Cẩm Tú (cùng trú tại một địa chỉ ở Hà Nội) góp lần lượt 39% và 6% vốn tại Công ty Minh Phát.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Tú cũng đồng thời là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ – doanh nghiệp dự án sở hữu trạm BOT cùng tên, nơi Công ty Minh Phát sở hữu 65% vốn.

Nhóm các thể nhân này còn sở hữu một doanh nghiệp rất lớn cũng hoạt động trong lĩnh vực BOT là CTCP Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành.

Công ty Công Thành được thành lập vào tháng 6/2014. Đến giữa năm 2015, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 1.556 tỷ đồng, với các cổ đông sáng lập là ông Đỗ Minh Đức góp 52% vốn, bà Nguyễn Thị Cẩm Tú góp 33%.

Dù chỉ mới hoạt động và chưa có tên tuổi trong ngành xây dựng cầu đường, song Công ty Công Thành tháng 5/2015 đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án Đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT, có tổng mức đầu tư lên tới 14.000 tỷ đồng.

Bà Đỗ Thị Huyền Tâm sinh ngày 17/10/1966 tại TP. Bắc Ninh. Bà có bằng cử nhân kinh tế Ngoại thương, trình độ thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Bà Huyền Tâm từng là Đại biểu Quốc hội các khoá XII và khoá XIII, đồng thời là uỷ viên Uỷ ban Kinh tế và uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

xxx

Tại sao câu nói của ông Huynh khiến công dân mạng được một trận cười như vậy? (TXT v/s NPT, mocking anti-corruption)

Posted by adminbasam on 13/09/2016

FB Chau Doan

13-9-2016

Ông Đinh Thế Huynh và câu nói ngây ngô. Ảnh: FB Chau Doan/ internet

Ông Đinh Thế Huynh và câu nói ngây ngô. Ảnh: FB Chau Doan/ internet

Câu nói không sai nhưng nó ngô nghê, hô khẩu hiệu rỗng tuếch và sẽ chẳng hề cải thiện vấn nạn tham nhũng của đất nước. Tham nhũng là hành động của kẻ lợi dụng chức vụ để ăn cắp tiền của dân. “Thằng ăn cắp” to đầu lặng lẽ ấy còn nguy hiểm gấp hàng nghìn, hàng tỉ lần một thằng ăn cắp ngoài đường. Nếu những thằng ăn cắp lớn nhỏ mà sợ cái văn hoá khinh bỉ và biết xấu hổ thì chúng đã không ăn cắp và chúng đã là những con người hoàn toàn khác. Hơn nữa, không có thằng ăn cắp nào mà lại đi vỗ ngực tự xưng “tao là thằng ăn cắp đây” để mọi người nhổ vào mặt, hay tát vào mặt thể hiện sự khinh bỉ như lời ông dạy.

Để diệt sâu, diệt mối thì cần phun thuốc, chứ không ai đứng ngoài tổ và kêu “sâu ơi tao khinh chúng mày lắm lắm!” rồi đứng chờ để chúng xấu hổ quá mà chui ra. Nếu làm thế, bọn sâu sẽ ngồi trong tổ cười và nghĩ bụng sao chúng mày ngu thế, còn lâu bố mới xấu hổ. Tiền bố cho gái không cần nghĩ, chim bố thoải mái tung hoành trong bể sướng. Bọn sâu con của bố tiêu mấy đời không hết, cần thì bố cho chúng phắn ra nước ngoài tránh thuốc lâu dài. Bố sướng trước cái đã, xấu hổ bố để sau. Đời là mấy tí. Cứ cho chúng mày hô. Hô càng nhiều thì chúng mày càng ngu, càng không có thời gian nghĩ ra thuốc diệt.

Câu nói khiến mọi người cười bởi nó là đương nhiên, trẻ con cũng biết. Chẳng lẽ không có sự hô hào của ông thì chúng tôi, những người dân không biết khinh bỉ kẻ tham nhũng? Mà chúng tôi không chỉ khinh bỉ mà còn căm thù những con mọt khổng lồ ấy cơ. Chúng như những con quỷ hút máu dân lành, vắt kiệt tài nguyên đất nước. Đến cái gường, con trâu, con bò của người nông dân chúng còn không tha cơ mà. Cho nên, người dân không cần ông Huynh dậy bảo điều này. Nhất định là không.

Vậy ông Huynh đang giao giảng cho ai? Chắc là cho các đảng viên. Nhưng vấn đề ở đây là chỉ có quan chức mới có thể tham nhũng mà ở Việt Nam thì chỉ có đảng viên mới có thể làm quan chức. Vậy, vô tình ông Huynh đã hô hào những đồng chí của mình khinh bỉ nhau. Điều này có vẻ như không khôn ngoan lắm trong nhiệm vụ bảo vệ uy tín và đoàn kết của đảng. Nhưng thôi, đấy là việc nội bộ các ông, tôi không rỗi hơi bàn nhiều.

Bàn một chút về câu chữ. Khi dùng đến chữ “phải” là người ta nghĩ đến luật lệ, là sự bắt buộc. Không ai lại đi nói “phải” với văn hoá cả. Văn hoá là một khái niệm mềm mại, là một sức sống tự nhiên, không ai cưỡng bức văn hoá bằng chữ “phải”. Ông Huynh nên chuẩn bị lời phát biểu kĩ lưỡng ra giấy giống như các đồng chí của ông thường làm. Tuy nhiên, điều này thông cảm được bởi có lẽ là do ông quen hô khẩu hiệu.

Nói dài nhưng thực ra thì ý cũng chỉ ngắn gọn thế này. Tôi đề nghị các ông tôn trọng người dân hơn khi phát biểu. Đừng nghĩ người dân là trẻ con mà hồn nhiên như anh tiên (tiên là phải chẳng xinh) mà đứng lên dậy bảo những điều ngô nghê, không nói ai cũng hiểu. Người dân chúng tôi cần lãnh đạo có phát ngôn và hành động có hiệu quả cụ thể. Chúng tôi mệt mỏi khi phải nghe khẩu hiệu kiểu loa phường lắm rồi. Đưa ra chính sách, giải pháp cụ thể mới khó chứ hô hào chung chung thì ai cũng làm được.

Mà lần sau, nếu ông Huynh thích hô khẩu hiệu thì hô trong nội bộ các đồng chí của ông thôi. Tôi cam đoan các đồng chí của ông sẽ ngoan ngoãn dạ vâng nuốt từng lời vàng ngọc của ông. Tất nhiên là bề mặt thôi, thực tế trong lòng thế nào thì thánh mới biết. À, tôi đoán những đồng chí tham nhũng nhiều nhất sẽ là những đồng chí dạ vâng ngoan ngoãn nhất. Nhưng mà thôi, cũng cảm ơn ông vì chúng tôi được một trận cười.

CXN_091517_12 714_ Đây là lý do mà Đinh La Thăng bung tiền hằng chục ngàn thậm chí hằng tră m ngàn đô để Người Buôn Gió viết bài chặn Nguyễn Phú Trọng. Nếu ko bung tiền cho bung xung NBG thì Đinh La Thăng bị án tử hình như Nguyễn Xuân Sơn thì sao ??? Cứ tự đặt câu hỏi thì sẽ bi ết (historic courtcase, NX Sơn PVN, HV Thắm Ocean bank, Tram Be Sacombank, jailing Tram Be, recession getting worse , dismantling of the administration, electricity and petrol taxes to increase, CPI’s, the final collapse, system crump le, the economy is ceasing to operate, bế tắc KT, idiotic PM, 2016-2020 restructuring, bell tolled) : Xử vụ Ocea nBank: Ông Đinh La Thăng ký văn bản yêu cầu gửi tiền vào OceanBank

Châu Xuân Nguyễn
xx
Mời đọc bài cũ 12 700 ngày 10.9.17 (1 tuần trc thui…)
xxx
CXN_091017_12 700_ Bài dài : Chỉ duy nhất Nguyễn Phú Trọng mới có đủ điều kiện để tiêu diệt 3D và vây cánh, vậy tại sao ko khuyến khích NPTrong nếu muốn giựt sập CS. Những đám DC cuội phò 3D là đám muốn CSVN thay đổi, muốn kéo dài sự tồn vong của ĐCSVN. Có những điều mà ít ai trg nước biết được về hệ thống Tòa Án Dân Chủ (ng HN chỉ những ng quan tâm về tham nhũng và xử lý tham nhũng mới biết)(historic courtcase, NX Sơn PVN, HV Thắm Ocean bank, Tram Be Sacombank, jailing Tram Be, recession getting worse, dismantling of the administration, electricity and petrol taxes to increase, CPI’s, the final collapse, system crumple, the economy is ceasing to operate, bế tắc KT, idiotic PM, 2016-2020 restructuring, bell tolled) : Khởi tố nguyên Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Đặng Thanh Bình
xx


Châu Xuân Nguyễn
xx
Tất cả đều là một chuỗi dài suy nghĩ và hành động (miễn sao đừng bị phá bởi DC cuội làm sao lãng lòng dân, lái hướng khác hơn là giật sập ĐCSVN).

xx
Khi muốn ĐCSVN tiêu diệt trong nội bộ thì phải tạo điều kiện cho chúng làm thế. Chúng chỉ tiêu diệt nhau khi hết tiền tham nhũng. Chỉ khi đó thì chúng mới mới ghen tức và tiêu diệt nhau (NP Trọng (NPT) vs Nguyễn Tấn Dũng). Cách duy nhất là đánh sập KT của chúng. Làm thế nào đánh sập KT ??? Tạo suy thoái. Làm cách nào tạo suy thoái, phải có những thành phần KT rường cột tham gia. Làm sao thành phần KT hiểu được về KT để tham gia ??? Phải mở mang dân trí về KT cho thành phần rường cột KT. Chính vì họ đang làm KT nên họ rất nhiệt tình tìm hiểu về học thuyết KT, KT vận hành ntn, lãi suất, tỷ giá, ngân sách, thất nghiệp, BĐS, bội chi, sức mua, thâm thủng, trái phiếu, GDP, nợ công, chen lấn tín dụng, tăng trưởng tín dụng, nhập xuất siêu, lạm phát, suy thoái, nợ xấu NH, DNNN, DNNVV v.v.. Và giải thích cho họ, từ những điều cơ bản nhất, bài viết KT ngày càng dài ra nhưng họ đọc ko chán… Đó là cách duy nhất để họ quan tâm học hỏi và hành động. Kết quả là KT ngày hôm nay lụn bại chính là do nhánh KT tư nhân hiểu biết hơn, nhất là sự ngu dốt vận hành KT của CS, họ ko sẵn sàng đổ tiền theo những kêu gọi như trước nữa, họ đóng cửa DN khi thấy có chen lấn tín dụng, khi lãi suất tăng họ ko mua nhà, mua xe, đầu tư. Chỉ cần một ng có uy tín về kiến thức KT chỉ đúng (chứ ko chỉ sai, bố láo bố lếu xách động ko có căn cứ) thì họ sẽ tự dùng kiến thức KT của mình học hỏi dc mà tham gia. Kết quả ngày nay là đúng như mong đợi của ng muốn giựt sập ĐCSVN. Nhưng như thế chưa đủ.
xx
Chưa đủ thì thiếu cái gì ???
xxx
Khi chính ĐCSVN phải biết thằng nào ăn nhiều, thằng nào giàu nhiều… Cái này ko khó để biết. Thằng ăn nhiều nhất như 3 Dũng làm một điều mà mọi ng khó biết được. Nó phải “bảo vệ nồi cơm tham nhũng của chúng, bảo vệ tài sản, tính mạng của chúng chứ. Vậy là chúng phải bảo vệ chế độ theo cách và quyền lực của chúng, chúng phải bưng bít thông tin tham nhũng, thâm thủng ngân sách chứ…Bưng bít, làm “nhạy cảm hóa” thông tin bê bối tham nhũng chứ… Vậy thằng đó là thằng nào ??? Ai chặn họng Dương Chí Dũng (DCD) trg phiên Tòa khi DCD khai về Phạm Quý Ngọ (PQN) có dính tới 3D vậy. Trong suốt phiên Tòa này của DCD thì Nguyễn Bá Thanh đều tham gia, NBT gặp riêng DCD ngay trg lúc phiên Tòa diễn ra. Khi DCD tố cáo Phạm Quý Ngọ thì Chánh án bịt miệng DCD nhưng DCD khai một phần rồi, phiên Tòa chuẩn bị gọi PQ Ngọ đối chất thì PQN bị chết, ai giết PQN vậy ??? Ai giết NBThanh vậy ??? Có phải NXP hay ko ??? Chắc chắn là không. Giết ng phải có động cơ (motivation to murder). Vậy thì thằng nào sợ phiên Tòa sẽ lộ ra hết đám đàn em ở tập đoàn Vinalines rồi lòi ra NH, Dầu khí vậy ???? 3D chứ còn ai vào đây nữa
xx
Khi Trịnh Xuân Thanh bị chiếu tướng vì xe tư mang biển số xanh thì Người Buôn Gió (NBG) tung loạt bài Dê Tế Thần để làm gì vậy ??? Để bôi nhọ, chế diễu NPT, để huy động dư luận lề trái chống NPT để NPT chùng chân đánh tham nhũng thì ai vây cánh nào sẽ thoát tội dầu khí, Hà Văn Thắm, Ngân hàng vậy ??? Bây giờ thì ko khó để mọi ng nhìn ra. NBG cật lực mô tả NPT là thân Tàu, 3D là thân Mỹ để NPT bị buộc phải từ chức giữa nhiệm kỳ. Nếu NPT từ chức giữa nhiệm kỳ thì ai có khả năng hơn NPT để đánh tham nhũng của 3D ??? (NTK Ngân ư ??, NXP ư ??? Trần Đại Quang ư ??? ). Kết quả ngày nay sau những phiên Tòa Hà Văn Thắm về dầu khí tham nhũng và Phạm Công Danh về NH Xây Dựng tham nhũng (Nguyễn Văn Bình) thì kết quả 93 triệu dân đều thấy. Còn phiên Tòa Trầm Bê nữa chứ có dừng tại đây đâu mà lo.
Ai tung tiền cho NBG viết bài nhiệt thành đến thế ??? Vài chục ngàn đô, vài trăm ngàn, thậm chí vài triệu để ngưng NPT thì có phải là số tiền làm NT Dũng nghèo đi hay không ??? Vậy ai là thằng bồi bút bỉ ổi nhất, có phải NBG hay ko ???
xx
Điều mà ít ai biết là điều gì ??? Đó là sự khác biệt giữa những lời tố cáo trên lề trái như Quan Làm Báo, CDQL, CXN v.v..so với phiên Tòa thật sự. Đó là những lời tố cáo chỉ đến một số vài chục ngàn, vài trăm ngàn độc giả, trong đó số hoài nghi rằng phe phái đấu đá, tư thù dựng chuyện cũng nhiều. Lại thêm bị cáo ko có bổn phận phải trả lời, ai nghĩ sao thì nghĩ vì thế nên ko nói ra dc sự thật. Nhưng với những phiên Tòa như HV Thắm và PCDanh thì ngược lại, bị cáo phải trả lời mà ko dấu dc, như Nguyễn Xuân Sơn (NXS) từng muốn giấu tên lãnh đạo dầu khí nhận tiền tham nhũng. Vài ngày sau, Tòa lên mức cáo buộc từ cố ý làm trái thành “tham ôn tài sản XHCN (246 tỷ)” thì NXS phải khai hết, Tòa sẽ đối chiếu với cơ quan điều tra vì chính CQĐT đã dc phép và thực hiện sưu tìm tk NH, BĐS, con cái du học, cổ phiếu khủng v.v.. CXN_090217_12 686_ Nếu 3D là Tổng Bí Thư sau ĐH12, thì tập đoàn dầu khí này có đi tù từ trên xuống dưới hay không ??? 93 triệu ng dân lúc trước ĐH12 nghĩ rằng TĐ DK này là TĐ tham nhũng, bây giờ họ không nghĩ như thế nữa, bây giờ họ chắc chắn là TĐ DK là một lũ tham nhũng hút dầu, hút máu dân tộc VN. Thế mà đám Việt Tân, Dân Chủ cuội, DC từ thiện, DC đô la, DC Hoàng Kỳ lại cổ động cho 3D làm TBT. NP Trọng có dâng VN cho Tàu Cộng hay không ??? 3D đã từng bao che, bưng bít cho đám này tha hồ tham nhũng bạc chục ngàn, trăm ngàn tỷ tiền thuế, tiền dầu của dân tộc VN (NX Sơn PVN, HV Thắm Ocean bank, Tram Be Sacombank, jailing Tram Be, recession getting worse, dismantling of the administration, electricity and petrol taxes to increase, CPI’s, the final collapse, system crumple, the economy is ceasing to operate, bế tắc KT, idiotic PM, 2016-2020 restructuring, bell tolled) : Khởi tố, bắt tạm giam Phó Tổng giám đốc cùng nhiều nguyên lãnh đạo PVN
xx
Trong vụ này Ninh Văn Quỳnh lúc đầu chối ko nhận đồng nào cả (có biên lai đâu mà nhận) nhưng CQĐT tìm thấy 9 tỷ trong sổ tiết kiệm, con du học v.v…
xx
Với những phiên Tòa Tây Âu cũng thế, khi có ng khai thì rất rất khó chối vì CQĐT lúc đó có toàn quyền điều tra, ko như những bài báo lề trái tố cáo, CQĐT ko cần phải vào cuộc. Ai là ng hô hào vào cuộc nhiều nhất ?? Củi khô củi tươi ??? NPT chứ ai ?? Ai là ng cổ vũ văn hóa khinh bỉ tham nhũng ??? Đinh Thế Huynh chứ ai.
xxx
Vì những phiên Tòa của HVT, PCD mà bây giờ Phó Thống Đốc NHNN bị truy tố.
xxx
KẾT LUẬN
XXX
Bây giờ ng mù cũng nhìn thấy Phó Thống Đốc này sẽ khai ra Bình Ruồi, và Đinh La Thăng có lẽ đã bị khai rồi. Con đường tới là Nguyễn Tấn Dũng. NTD đã tàn ác giết NBT, PQN chỉ để bịt miệng. Tội của 3D rất xứng đáng bị treo cổ. Tất cả như kịch bản mà CXN đề ra. Mời coi bài cũ..
xx
CXN, 10.9.17, Melb
xx

CXN: Đồng bào còn nhớ chính CXN là chứng minh bọn PTDC là đám chó hùa, tung hê 3D chức vụ TBT nhưng tôi nói 3D phải ra đi vì còn nhiều khúc mắc phải minh bạch về tham nhũng, ngân sách và đấu đá. Ngày hôm nay đều dc minh chứng hết. CXN_012116_11 013_Nếu 3D là người vẫn còn phá nát Kinh Tế VN như CXN quá rành thì tại sao CXN không ủng hộ 3D ở lại ??? Chỉ có thằng ngu hay điên mới không ủng hộ thằng mất lòng dân nhất (Trọng Lú) lãnh đạo một tổ chức mà mình muốn giựt sập: Tất cả những lý do (mà CXN suy nghĩ ra được) để kêu gọi 3D phải ra đi. Nhìn vào tư duy của bọn chó hùa PT Dân Chủ cuội và chủ nhân Việt Tân, PC Dũng, N Quang A của chúng khi chúng ủng hộ 3D và triệt TL (ĐH12, bolted, reasons for de-throne 3D): Anh Ba chính thức bị loại khỏi cuộc đua giành chức Tổng Bí thư ĐCSVN?

xx

Cũng cần nói thêm, lúc QLB viết là tướng Hưởng dự định đầu độc Tư Sang, lúc đó tôi ko tin nhưng sau thì chính Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc bằng thạch tín y như QLB mô tả, lúc đó tôi tin QLB dữ dội hơn…

Trích bài 11 013 ngày 21.1.2016 (trước D9H12): chú ý tới điều 6. ” CXN biết rằng 3D và nhóm lợi ích tham nhũng vét hết tiền trg nền KT thì sẽ có rất nhiều thù, khi 3D mất hết quyền lực thì sẽ co thanh trừng đẫm máu. Với sự chán ghét của đại đa số dân VN thì khi có thanh trừng thì ĐCS sẽ ra sao ???“(HT)

CXN, 19.9.16, Melb

xxhttp://thanhnien.vn/thoi-su/khoi-to-nguyen-pho-thong-doc-ngan-hang-nha-nuoc-dang-thanh-binh-872370.html

xxxxxxxhttp://baotiengdan.com/2017/09/14/xu-vu-oceanbank-ong-dinh-la-thang-ky-van-ban-yeu-cau-gui-tien-vao-oceanbank/

Xử vụ OceanBank: Ông Đinh La Thăng ký văn bản yêu cầu gửi tiền vào OceanBank

Infonet

14-9-2017

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: AFP/Hoang Dinh Nam

Tham gia bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, cựu TGĐ Oceanbank, luật sư Nguyễn Minh Tâm nêu ý kiến cho rằng Viện Kiểm sát đã bỏ qua những chi tiết quan trọng “đẩy” Nguyễn Xuân Sơn vào con đường chết.

Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát, Nguyễn Xuân Sơn đã lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền của PVN để gây áp lực và chi phối lãnh đạo OceanBank phải chi tiền lãi ngoài, nhằm thực hiện mục đích cá nhân.

Luật sư Nguyễn Minh Tâm đã trưng ra văn bản ngày 7/9/2010 do Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng ký. Đó là văn bản số 6843 yêu cầu các đơn vị thành viên thuộc PVN và các nhà thầu dầu khí phải thực hiện mở tài khoản tại OceanBank, thực hiện các giao dịch qua tài khoản tại OceanBank bao gồm: cấp phát vốn, thanh toán, gửi tiền, và các dịch vụ tài chính khác, trong đó có các quan hệ tài chính giữa các đơn vị với nhau.

“Các đơn vị khẩn trương phối hợp với OeanBank thực hiện và phải báo cáo kết quả về Tập đoàn trước ngày 15/10/2010”, nội dung văn bản chỉ đạo.

Văn bản thể hiện rất rõ tinh thần chỉ đạo của ông Đinh La Thăng. Luật sư Tâm cho rằng không cần xét hình thức chỉ đạo, cần phải xét nội dung chỉ đạo và đây là chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV chứ không phải của TGĐ PVN.

“Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để xác định hành vi của Nguyễn Xuân Sơn, từ nội dung đó có thể rút ra kết luận quan hệ giữa PVN và OceanBankd đã được hai Chủ tịch của hai đơn vị thống nhất, thỏa thuận và triển khai cam kết hỗ trợ tối đa trước khi Nguyễn Xuân Sơn được PVN giới thiệu sang OceanBank công tác. Kể cả thời gian sau khi Nguyễn Xuân Sơn thôi chức TGĐ OceanBank để về làm Phó TGĐ PVN”, luật sư Tâm nhấn mạnh.

Về mặt pháp lý, quan hệ giữa hai pháp nhân PVN và OceanBank đã được xác lập bằng văn bản thỏa thuận cam kết tháng 9/2008 do chính ông Đinh La Thăng ký với Hà Văn Thắm với các cam kết rõ ràng về nghĩa vụ của PVN trong việc hỗ trợ OceanBank thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

Hơn nữa, sau đó tinh thần và nội dung văn bản thỏa thuận này còn được chính TGĐ PVN và đích thân Chủ tịch PVN quán triệt đến từng đơn vị thuộc Tập đoàn bằng văn bản đã nêu trên.

“Từ đó có thể suy ra, ở PVN không ai có thể làm trái thỏa thuận cam kết đó để thực hiện mục đích cá nhân, kể cả Nguyễn Xuân Sơn. Tài thánh cũng không cho phép Nguyễn Xuân Sơn làm trái quy định tại văn bản này. Nguyễn Xuân Sơn có dám dùng tư cách cá nhân yêu cầu các đơn vị gửi tiền vào PVN hay không? Đương nhiên là không! Vì thế không thể quy buộc Nguyễn Xuân Sơn đã lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền của PVN để gây áp lực và chi phối lãnh đạo OceanBank phải chi tiền lãi ngoài, nhằm thực hiện mục đích cá nhân.

Suy nghĩ này không được chứng minh, trong khi đó trách nhiệm của VKS là phải chứng minh. Nếu không chứng minh được sẽ không thể kết tội Nguyễn Xuân Sơn tham ô, từ đó không thể đề nghị mức án tử hình đối với Nguyễn Xuân Sơn”- Luật sư Nguyễn Minh Tâm bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn.

Trước đó, đại diện Viện Kiểm sát trong phần luận tội đã đề nghị xử phạt Nguyễn Xuân Sơn từ 16-18 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; chung thân về tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản; tử hình về tội tham ô. Tổng hợp buộc bị cáo Sơn chấp hành hình phạt tử hình.

THẦM LẶNG ̣- Kính Mời đọc một truyện cảm động về nhà văn Doãn Quốc Sỹ.

THẦM LẶNG
…thầm lặng theo ông đến những ngày cuối đời

Nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại biết đến nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Một đời dạy học, một đời viết văn, hơn mười một năm tù tội, ông đã trở thành một trong những biểu tượng đối kháng của văn nghệ sĩ miền Nam . Nhưng ít có người biết rằng đằng sau sự tỏa sáng của một người đàn ông Việt Nam thường là cái bóng thầm lặng của một người phụ nữ. Bà Doãn Quốc Sỹ cũng là một trong những trường hợp như vậy. Có thể nói rằng, sẽ không có một ông Doãn Quốc Sỹ cống hiến cho lý tưởng trọn vẹn nếu ông không có một người vợ hiền thầm lặng hỗ trợ.
Mời quí độc giả nghe con gái của nhà văn Doãn Quốc Sỹ kể lại cuộc đời thầm lặng của mẹ mình nhân ngày Mother’s Day…

Mời đọc một truyện cảm động về nhà văn Doãn Quốc Sỹ.

Một đời thầm lặng mẹ theo bố.

Tháng 9 năm 1954 mẹ theo bố vào Nam. Trước đó bố hoạt động ngang dọc, sáng ngời lý tưởng, rồi ê chề thất vọng. Quyết định vào Nam là của bố, mẹ chỉ bế hai con và dắt cô em chồng 17 tuổi theo. Trong Nam, bố tưng bừng thi thố tài năng, tay phấn tay bút. Mẹ thầm lặng ở nhà nuôi dạy con và chăm chút em. Dân số con từ hai tăng thành tám. Tám con tám tính, có lúc hư lúc ngoan; mẹ theo từng bước, khen chê mắng mỏ. Cô em chồng tốt nghiệp đại học, chuẩn bị lên xe hoa, mẹ lo toan chuyện cưới hỏi. Bố vất vả bên ngoài, về nhà chỉ cần đảo mắt nhìn là thấy mọi sự tươm tất. Ra đường, các con được gọi là “con bố”, em là “em anh”, không
Vào những năm thăng tiến trong cả hai nghề dạy và viết, bố hay mời khách về nhà đãi đằng. Mẹ tiếp khách lịch thiệp, rồi rút về hậu trường trổ tài nấu nướng. Trước khi ra về các bác bao giờ cũng chào “bà chủ” trong tiếng cười hỉ hả “Cám ơn chị cho một bữa ngon quá.” Thỉnh thoảng có những vị khách nữ, khen thức ăn và khen cả ông chủ. Tôi còn nhớ có người còn nói rất chân tình với mẹ: “Chồng em mà được một phần của anh thì em chết cũng hả.” Hình như mẹ đón nhận lời nói ấy như một sự khen tặng cho chính mình.

Rồi chính sự miền Nam nóng bỏng; ngòi bút bố cũng nóng theo. Các bạn bố đến chơi chỉ bàn chuyện cộng sản và quốc gia. Mẹ không mấy quan tâm đến “chuyện các ông”, nhưng khi bố đi Mỹ du học, mẹ ở nhà điều hành việc bán sách thật tháo vát. Khoảng hai tuần một lần, mẹ đi xích lô đến trung tâm Saigon, rảo một vòng các tiệm sách để xem họ cần thêm sách nào. Sau đó mẹ cột sách thành từng chồng và “đáp” một chuyến xích lô khác để giao sách. Tôi hay mân mê những sợi giây được cột chắc nịch, suýt xoa: “Sao mẹ cột chặt hay thế"”
Thế rồi chính sự miền Nam đến hồi kết thúc. Con người không chính trị của bố lại một lần nữa ê chề. Ngày công an đến bắt bố đi, mẹ con bàng hoàng nhìn nhau. Các con chưa đứa nào đến tuổi kiếm tiền. Mẹ xưa nay thầm lặng trong vai “nội tướng”, giờ miễn cưỡng ra quân. Tiền dành dụm của gia đình không đáng kể. Có tám miệng để nuôi, có bố nhục nhằn trong lao tù đợi tiếp tế. Mẹ vụng về tìm kế sinh nhai. Thoạt tiên mẹ nấu khoai mì trộn với dừa và vừng, rồi để vào rổ cùng với một ít lá gói. Tôi băn khoăn hỏi:

“ Mẹ nghĩ có bán được không"”
“Mẹ không biết, cứ mang ra chỗ trường học xem sao.”
Nhìn dáng mẹ lom khom ôm rổ, đầu đội xụp cái nón lá, tôi thương mẹ khôn tả. Chỉ nửa tiếng sau tôi đã thấy mẹ trở về. Rổ khoai mì vẫn còn nguyên, mẹ ngượng ngập giải thích:
“Hình như hôm nay lễ gì đó, học trò nghỉ con ạ.”

Rồi mẹ lại xoay sang nghề bán thuốc lá. Mẹ mua lại của ai đó một thùng đựng thuốc lá để bầy bán. Mẹ nghe ai mách bảo, chọn một địa điểm khá xa nhà rồi lụi hụi dọn hàng vô, dọn hàng ra mỗi ngày. Nghề này kéo dài được vài tháng. Mẹ kể cũng có một số khách quen, nhưng toàn mua thuốc lá lẻ. Hôm nào có khách “xộp” mua nguyên bao thì mẹ về khoe ngay. Cũng may thuốc lá không thiu nên khi “giải nghệ” mẹ chỉ lỗ cái thùng bầy hàng.

Mẹ rút về “bản dinh” là căn nhà ở cuối hẻm, tiếp tục nhìn quanh, tìm một lối thoát. Hàng xóm chung quanh phần lớn là những người lao động. Họ như những đàn kiến chăm chỉ cần cù, 4 giờ sáng đã lục đục, người chuẩn bị hàng họ ra chợ, kẻ kéo xe ba bánh hoặc xích lô ra tìm khách. Suốt mười mấy năm qua họ nhìn gia đình chúng tôi, gia đình “ông giáo”, như từ một thế giới khác, kính trọng nhưng xa cách. Nay “ông giáo” đi tù, “bà giáo” hay xuất hiện ngoài ngõ, có lẽ họ cảm thấy gần gủi hơn. Một hôm, chị bán sương xâm ở đối diện nhà qua hỏi thăm “ông giáo”. Thấy cái máy giặt vẫn còn chạy được, chị trầm trồ: “Giặt máy tiện quá bác há!”, rồi nảy ý “Tụi con ngày nào cũng có cả núi quần áo dơ. Bác bỏ máy giặt dùm, tụi con trả tiền. Bác chịu không"” Lời đề nghị thẳng thừng, không rào đón. Mẹ xăng xái nhận lời. Kể từ đó, mổi tuần khoảng hai lần, mẹ nhận một thau quần áo cáu bẩn, bốc đủ loại mùi khai, tanh, nồng. Mẹ đích thân xả qua một nước, rồi múc nước từ hồ chứa vào máy giặt, bỏ xà bông và bắt đầu cho chạy máy. Cái máy cổ lỗ sĩ, chạy ì ạch nhưng nhờ nó mà mẹ kí cóp được chút tiền chợ.

Ít lâu sau, cũng chị hàng xóm đó lại sáng thêm một ý nữa:

“Con bé nhà con nay biết bò rồi, con không dám thả nữa. Bác nhận không, con gửi nó mỗi ngày từ sáng tới chiều. Con trả tiền bác.”

Thế là sự nghiệp nhà trẻ của mẹ bắt đầu. Mẹ dọn căn gác gỗ cho quang, có chỗ treo võng, có cửa ngăn ở đầu cầu thang. Cả ngày mẹ loay hoay bận bịu pha sữa, đút ăn, lau chùi những bãi nước đái. Được ít lâu, chị bán trái cây ở cuối hẻm chạy qua nhà tôi, nói:
“Bác coi thêm con Đào nhà con nha. Con mang cái võng qua mắc cạnh cái võng của của con Thủy.”
Hai võng đong đưa một lúc, cháo sữa đút liền tay hơn, căn gác bừa bộn hơn. Sau đó lại thêm một thằng cu nữa. Mẹ tay năm tay mười, làm việc thoăn thoắt. Cũng công việc quen thuộc ấy, ngày xưa làm cho con, nay làm kế sinh nhai, nuôi đủ tám con với một chồng. Mẹ không còn thầm lặng nữa. Mẹ lớn tiếng điều khiển tám quân sĩ, cần roi có roi, cần lời ngọt có lời ngọt. Riêng chúng tôi vẫn nhớ ơn những người lao động đã giúp chúng tôi sinh sống những ngày khốn khó đó.

Nhưng sau những giờ ban ngày ồn ào náo động là những đêm tối trầm ngâm lo lắng. Nỗi bận tâm không rời của mẹ là chuyện thăm nuôi bố. Mỗi ngày mẹ nghĩ ra một món, làm dần vào buổi tối, nay muối vừng, mai mắm ruốc, mốt bánh mì khô. Mẹ để sẵn một giỏ lớn trong góc bếp và chất dần đồ thăm nuôi trong đó. Khi giỏ đầy là ngày thăm nuôi sắp tới. Thuở ấy bố bị giam ở núi đồi Pleiku, muốn lên đến đó phải mất hai ngày đường và nhiều giờ chầu chực xe đò. Mỗi lần thăm nuôi, hoặc mẹ, hoặc một đứa con được chỉ định đi. Con trưởng nữ hay được đi nhất vì nó tháo vát và nhanh trí, thằng thứ nam cũng đươc nhiều lần “tín nhiệm”; mẹ nói nó nhỏ tuổi nhưng đạo mạo, đỡ đần mẹ được. Con thằng trưởng nam đúng tuổi đi “bộ đội”, mẹ ra lệnh ở nhà. Có lần mẹ đi về, mặt thất thần. Các con hỏi chuyện thì mẹ chỉ buông hai chữ “biệt giam”. Biệt giam thì bị trừng phạt không được thăm nuôi. Tôi thảng thốt hỏi:

“Đồ thăm nuôi đâu hết rồi mẹ"”
“Mẹ phải năn nỉ. Cuối cùng họ hứa chuyển đồ ăn cho bố.”
“Mẹ nghĩ họ sẽ chuyển không"
“Họ hẳn sẽ ăn bớt, nhưng nếu mẹ mang về thì phần bố đói còn chắc chắn hơn nữa.”

Mẹ ngày nào thầm lặng, nay thực tế và quyết đoán như thế.

Ngày bố được thả đợt 1, nhà trẻ của “bà giáo” vẫn còn hoạt động. Mẹ hướng dẫn bố đu võng khi các bé ngủ. Mẹ cũng dặn bố thường xuyên lau chùi gác và bỏ giặt tã dơ. Bố một mực nghe lời. Tưởng như cờ đã chuyền sang mẹ một cách êm thắm…

Tuy nhiên, mẹ không thể ngăn được bố lân la cầm lại cây bút. Thời gian này là lúc họ hàng ngoài Bắc vào chơi nhiều. Bên ngoại có cậu tôi làm đến chức thứ trưởng; cậu kể rằng lúc còn sống, ông ngoại (một nhà thơ cách mạng) phiền lòng vì sự nghiệp văn chương của thằng con rể. Bên nội có chú tôi – một nhạc sĩ cách mạng- chú biết ngòi bút đang thôi thúc bố và đã từng rít lên giữa hai hàm răng:

“Trời ạ! Đã chửi vào mặt người ta, không xin lỗi thì chớ lại cón nhổ thêm một bãi nước bọt! Lần này mà vào tù nữa thì mọt gông”.

Mấy mẹ con chết lặng trước viễn tượng “mọt gông”. Bố không màng đến điều này, vẫn miệt mài gõ máy đánh chữ. Đêm khuya thanh vắng tiếng gõ càng vang mồn một. Vài lần mẹ can ngăn, có lần mẹ giận dữ buộc tội:

“Ông chỉ biết lý tưởng của mình, không biết thương vợ con.”

Vài tuần sau, chị hàng xóm đối diện nhà chạy sang xì xào với mẹ:
“Công an đặt người ở bên nhà con đó bác, họ theo dõi bác trai.”

Mẹ lại thử can thiệp, nhưng đã quá trễ. Bố bị bắt lần thứ hai năm 1984. Lần thứ hai bị bắt, bố bình tĩnh đợi công an lục lọi tung nhà. Trước khi bắt đi, họ chụp hình bố với nhiều tang chứng chung quanh. Trong hình bố ngẩng cao đầu trông rất ngạo nghễ. Nhiều năm sau, bố vẫn còn được nhắc tới với hình ảnh này. Không ai biết đến người đàn bà thầm lặng bị bỏ lại đằng sau. Sau biến cố thứ hai này, mẹ phải đối phó thêm với nhiều khó khăn loại khác, điển hình là những giấy gọi gia đình ra dự phiên tòa xử bố. Gọi rồi hoãn, rồi lại gọi lại hoãn. Mỗi lần như vậy cả nhà lại bấn loại tâm trí, lo cho mạng sống của bố. Riêng mẹ thì vừa lo vừa soạn thêm một số thức ăn thăm nuôi. Mẹ thực tế là thế đó.

Sau khi bố bị gọi án 10 năm tù, cuộc sống của mẹ không còn những bất ngờ khủng khiếp, chỉ còn những đen tối và tù túng đều đặn. Tưởng là dễ chịu hơn, nhưng thực ra nó gậm nhấm tâm thức, tích lũy buồn bực chỉ đợi cơ hội bùng nổ. Hết ngày này qua tháng nọ mẹ lầm lũi chuẩn bị đồ thăm nuôi, từng món ăn thức uống, từng vật dụng hằng ngày. Các con lần lượt trưởng thành, đứa nào cũng có bạn bè và những sinh hoạt riêng.

Chuyện thăm nuôi bố và lòng thương bố quan trọng lắm, những cũng chỉ là một phần trong những cái quan trọng khác trong đời. Chỉ đối với mẹ, những thứ ấy mới là tất cả, độc tôn choán ngập tâm hồn mẹ. Mẹ hẳn có những lúc thấy tức tưởi và cô đơn mà các con nào hay biết. Có vài lần chúng tôi lỡ một lời nói hoặc cử chỉ không vừa ý mẹ, me òa khóc tu tu, lớn tiếng kể lể, tuôn trào như một giòng lũ không ngăn được. Lúc ấy chúng tôi mới choàng tỉnh.

Ngày mãn hạn tù về, bố bình an như một thiền sư, để lại sau lưng hết cả những thăng trầm của quá khứ. Rồi bố mẹ sang Mỹ ở Houston sống cùng cậu trưởng nam. Mẹ bận bịu với cháu nội, nhưng không quên nhắc ông nội đi tắm và bao giờ cũng nặn kem đánh răng vào bàn chải cho ông mỗi tối. Thỉnh thoảng giao tiếp với họ hàng và bạn bè, mẹ lại phải đỡ lời cho bố, khi bố cứ mỉm cười mà không nói năng chi. Thư viết về cho con cháu ở Việt Nam, ai cũng nói mẹ viết hay hơn ông nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Lúc đó chắc mẹ tự nhủ thầm rằng: “bởi vì mẹ là con của ông Tú Mỡ mà!”

Như thế được mười năm thì mẹ ngã bệnh. Hôm nay, ở giai đoạn cuối của căn bệnh Alzheimer, mẹ nằm bất động một chỗ và không nói được nữa. Nhưng mẹ vẫn đưa mắt nhìn bố mỗi lần bố ra vào trong phòng. Hôm nào bố vắng nhà vài ngày thì mẹ nhìn con trai, mắt dò hỏi lo lắng. Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.

Kim Khánh

SỰ HỌC, MỒ HÔI và NƯỚC MẮT (Trân Văn)

https://bon-phuong.blogspot.com.au/2017/09/su-hoc-mo-hoi-va-nuoc-mat-tran-van.html
Tuesday, 12 September 2017
Trân Văn
12/09/2017
https://www.voatiengviet.com/a/giao-duc-that-nghiep-thac-si-tien-ky-su-bac/4023987.html

Tuần trước, Kaiserslautern America – tờ tuần báo phục vụ cộng đồng quân nhân, nhân viên Bộ Quốc phòng Mỹ và gia đình của họ tại Tây Bắc nước Đức – vừa có một phóng sự ngắn về sự kiện Đại tướng David L. Goldfein, Tham mưu trưởng Không lực Mỹ đến thăm Ramstein Air Base (căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ ở hải ngoại).

Theo đó, trên đường từ Trung Đông trở về Mỹ, ngoài chuyện làm việc với giới chỉ huy Ramstein Air Base, tướng Goldfein còn ghé commissary (chợ thực phẩm và tạp phẩm trong các căn cứ quân sự của Mỹ) ở Ramstein Air Base để thăm lại nơi ông từng làm bagger cách nay gần năm thập niên.

https://gdb.voanews.com/A2F0D148-DDC7-4E22-88F4-4DA91D773C8D_w650_r1_s.jpg
Tướng Goldfein đề nghị được làm lại công việc ông đã từng làm cách nay hơn 40 năm – gom thực phẩm mà một người lính vừa mua, bỏ vào bọc với hy vọng sẽ được thưởng tiền tip (Hình: TSgt Sharida Jackson/US Airforce)

Bagger là lối dân Mỹ gọi người chuyên gom hàng hóa mà khách đã mua để cho vào bọc trước khi khách rời khỏi quầy tính tiền. Không giống như những ngôi chợ khác, bagger ở các commissary không phải nhân viên mà chỉ là những người tình nguyện trợ giúp khách hàng, thành ra họ không được trả lương, thu nhập phụ thuộc hoàn toàn vào tiền thưởng (tip) từ khách. Đó là lý do commissary nào cũng có hàng chữ lưu ý khách: “Baggers work for tips only” (các bagger chỉ có tiền thưởng).

Kaiserslautern America không kể gì về cha của ông tướng bốn sao hiện là Tham mưu trưởng Không lực Mỹ mà chỉ cho biết ông ta cũng là quân nhân, từng được điều động từ Mỹ đến Kaiserslautern, phục vụ tại Ramstein Air Base hồi thập niên 1970. Trong thời gian sống cùng gia đình tại Kaiserslautern, cậu bé David L. Goldfein vừa đi học, vừa làm bagger tại Commissary của Ramstein Air Base để kiếm thêm tiền…

Tướng Goldfein tâm tình, bagger là công việc đầu tiên trong cuộc đời của ông và trong chuyến thăm lại nơi làm việc đầu tiên của mình, tướng Goldfein tỏ ra rất sung sướng khi gặp lại Charlie Searchwell – người điều hành nhóm bagger tại Commissary ở Ramstein Air Base, vốn đã từng là xếp của David L. Goldfein gần 50 năm trước.

Ông Searchwell – giờ râu tóc đã bạc trắng vẫn còn nhớ bagger David L. Goldfein. Ông Searchwell nói thêm rằng, tướng Goldfein không phải là trường hợp cá biệt, nhiều chuyên viên cao cấp, cũng như sĩ quan cấp tá khác của quân đội Mỹ đã đến Commissary của Ramstein Air Base, thăm lại nơi họ từng là bagger.

***

Cũng tuần trước, Thanh Niên – một nhật báo tại Việt Nam – đăng “Cử nhân chạy xe ôm”. “Cử nhân chạy xe ôm” vốn là đề tài cũ nhưng vẫn được dành cho một khoảnh trên tờ Thanh Niên có thể chỉ vì nó giới thiệu thêm nhiều bi kịch cá nhân mới. Tại Việt Nam, con số tốt nghiệp cao đẳng, đại học, thậm chí cao học nhưng thất nghiệp càng ngày càng nhiều. Hồi hạ tuần tháng ba vừa qua, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội Việt Nam công bố thống kê về tình trạng thất nghiệp trong quý 4 năm 2016. Theo đó, vấn nạn thất nghiệp của nhóm có học vấn cao càng ngày càng trầm trọng. So với quý 3 năm 2016, trong quý 4 năm 2016, có thêm hàng chục ngàn người trong nhóm học vấn cao thất nghiệp, tỉ lệ thấp nghiệp của nhóm có học vấn cao chiếm tới 42,5% tổng số người thất nghiệp (1,11 triệu người). Tính đến cuối năm 2016, tại Việt Nam có 218.800 người có học vấn cao thất nghiệp song đó chưa phải là con số cuối cùng. Người ta dự đoán, năm nay, sẽ có thêm chừng 200.000 người thuộc nhóm học vấn cao thất nghiệp.

Vài năm gần đây, tình trạng có học vấn cao nhưng thất nghiệp được các “chuyên gia” và hệ thống truyền thông Việt Nam giải thích là do… cha mẹ đương sự và chính đương sự lệch lạc về mặt nhận thức, sính bằng cấp, chỉ thích làm “thầy” chứ không không muốn làm “thợ” và do… hệ thống, chương trình đào tạo lạc hậu, không bắt kịp chuyển động của thị trường lao động. Một số “chuyên gia” và cơ quan truyền thông còn lên án những cá nhân thuộc nhóm có học vấn cao đang thất nghiệp là thiếu cố gắng tự đào tạo, tự thích nghi…

Trong bối cảnh học vấn càng cao, càng dễ thất nghiệp, trên hệ thống truyền thông Việt Nam, những tấm gương hiếu học, những câu chuyện về sự hy sinh cho con cái có thể đeo đuổi con đường học vấn càng ngày càng ít. Điều này tuy bất thường nhưng dễ hiểu. Khi nỗ lực học hành không còn là lối thoát để thay đổi số phận, chẳng phải hàng trăm ngàn cá nhân mà còn có thêm hàng trăm ngàn gia đình tuyệt vọng.

***

Tháng 4 năm 2013, bà Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 48 tuổi, ngụ tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau treo cổ, tự kết liễu sinh mạng của mình. Lý do khiến người phụ nữ này hành động như vậy là vì bà bị bệnh nan y, còn Đinh Công Bằng – đứa con trai lớn đang theo học Cao đẳng Dầu khí tại thành phố Vũng Tàu có thể phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Trong thư tuyệt mệnh, bà Nhân bày tỏ hi vọng sau cái chết của bà, tổng thu nhập/tháng của cả gia đình sẽ giảm, nhờ vậy sẽ hội đủ tiêu chuẩn của một “gia đình nghèo”, ba đứa con của bà sẽ được giảm hoặc miễn học phí. Bà Nhân xin các con đừng trách mẹ mà phải gắng học, vươn lên

Tháng 8 năm 2013, nhiều tờ báo ở Việt Nam cùng kể về ông Nguyễn Hữu Định – một nông dân nghèo, bỏ quê tìm về Hà Nội để bốc vác, khi kiệt sức thì chuyển qua sửa xe để có tiền nuôi bốn đứa con ăn học. Mười năm mưu sinh tại Hà Nội là mười năm ông Định trú trong một ống cống bằng bê tông, đường kính 1,2 mét. Trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học năm 2013 tại Việt Nam, hai đứa con trai song sinh của ông Định trở thành thủ khoa, một của Đại học Y Hà Nội, một của Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đó, cô con gái lớn của ông Định đã giành được một chỗ trong Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn Hà Nội, cô con gái thứ hai thì giành được một chỗ trong Cao đẳng Giao thông – Vận tải

Sự học của ba đứa con bà Ngân, bốn đứa con ông Định đâu chỉ có mồ hôi, nước mắt mà còn nhuốm cả máu của những bậc sinh thành. Hàng chục triệu người Việt thuộc nhiều thế hệ đã đi hết con đường học vấn trải bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu như vậy. Cha mẹ càng nghèo, việc học hành của con cái càng thấm đẫm mồ hôi, nước mắt.

Thời nào và ở đâu người ta cũng tin học vấn và cố gắng vươn lên không ngưng nghỉ là con đường tốt nhất giúp cá nhân thoát khỏi đói nghèo, thành đạt. Đó cũng là lý do giúp David L. Goldfein, vào đời ở vị trị một bagger, sau gần 50 năm trở thành Tham mưu trưởng Không lực Mỹ. Ông tướng bốn sao này chỉ là một trong vô số ví dụ để chứng minh cho chuyện nỗ lực càng cao thành quả gặt hái được càng lớn, bất kể bạn là ai, cha mẹ bạn ra sao.

***

Bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, sinh lực, hy vọng của bao nhiêu gia đình đã bị phung phí khi hàng trăm ngàn cá nhân có học vấn cao thất nghiệp? Chẳng có ai thèm thống kê nhưng con số đó chắc chắn rất lớn.

Thất nghiệp là hệ quả có tính tất nhiên của suy thoái, sản xuất – kinh doanh lụn bại. Suy thoái là con đẻ của chính sách, phương thức điều hành – quản lý kinh tế, xã hội.

Làm sao Việt Nam có thể thoát khỏi suy thoái khi hệ thống không có chỗ cho nhân tài, việc lựa chọn viên chức các cấp phụ thuộc vào “quy hoạch”, “qui trình” mà xét về bản chất chỉ nhằm hỗ trợ cha con, dâu rể, vợ chồng, anh em, thân bằng quyến thuộc chia nhau các vị trí lãnh đạo một xã, một huyện, một tỉnh, một ngành, thậm chí cất nhắc hàng loạt thuộc hạ vốn là tài xế, bổ nhiệm làm Phó Văn phòng như đã từng xảy ra ở các huyện Nông Cống, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa năm 2014?

Hồi tháng 5 vừa qua, trong một báo cáo gửi Quốc hội Việt Nam, chính phủ Việt Nam thừa nhận có 58 trường hợp bổ nhiệm thân nhân làm lãnh đạo tại chín tỉnh, thành phố là: Hà Giang, Yên Bái, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ. Báo cáo có hai điểm đáng lưu ý, một là 58 trường hợp đó đều do dân chúng tố giác rồi được báo giới nêu lên như một vấn nạn chứ không phải do hệ thống công quyền phát giác. Hai là dù thừa nhận thực trạng vừa kể làm “dư luận bức xúc” nhưng chính phủ Việt Nam không giải quyết được bất kỳ trường hợp nào. Vào thời điểm đó, ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng thường trực của chính phủ Việt Nam chỉ hứa “sẽ hoàn thiện” và “thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về công tác cán bộ, nhất là về tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, kỷ luật cán bộ, công chức, kể cả người đã nghỉ hưu”.

***

Chuyện các chuyên gia và hệ thống truyền thông Việt Nam thi nhau chỉ trích cả những cá nhân có học vấn cao bị thất nghiệp lẫn cha mẹ của họ là cùng bị lệch lạc về mặt nhận thức rõ ràng bất cận nhân tình. Thế nhưng ngẫm kỹ thì lối ngụy biện thiển cận và tàn nhẫn ấy dường như hữu lý. Khi hết thế hệ này đến thế hệ khác chỉ biết “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, xem “qui hoạch”, “qui trình” tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức như một thứ “mặc định” thì làm sao mà khác được.

RỒI CŨNG PHẢI HÉ MIỆNG VÀ NGHIẾN RĂNG

https://bon-phuong.blogspot.com.au/2017/09/roi-cung-phai-he-mieng-va-nghien-rang.html
Ngô Quốc Sĩ
Posted on 12/09/2017 by Doi Thoai
https://doithoaionline.wordpress.com/2017/09/12/roi-cung-phai-he-mieng-va-nghien-rang/

Mối lên hệ Việt Nam -Trung Quốc từ trước tới nay, vẫn được mô ta là hữu nghị “môi hở răng lạnh” với những mỹ từ thắm thiết “4 tốt” và “16 chữ vàng” mà thực chất chỉ là một sự lệ thuộc khiếp nhược và hèn hạ giữa một mẫu quốc và chư hầu. Nay với những biến chuyển trong bối cảnh chính trị thế giới mới, người ta ghi nhận có vẻ đang có dấu hiệu thay đổi trong mối liên hệ Việt-Trung, buộc cộng sản Việt Nam phải “hé miệng và nghiến răng” trước chủ truơng nuốt sống đàn em của đàn anh Thiên triều..

Trở lại qúa khứ “ngậm miệng ăn tiền” thì nguời ta vẫn thường nhắc tới thái độ câm như hến của Hà Nội trước cuộc hải chiến Hoàng Sa do hải quân Việt Nam Cộng Hòa quyết tử với quân xâm lăng Trung quốc năm 1974, đến thái độ vô tâm của Hà Nội truớc sự hy sinh của bao chiến sĩ trong cuộc chiến biên giới năm 1979, cũng như thái độ vô cảm của Hà Nội trước cái chết của 64 chiến sĩ hải quân tại Trường Sa năm 1988. Hà Nội cũng đã làm ngơ trước sự xuất hiện của lá cờ Trung Quốc 6 sao tại Việt Nam năm 2011 trong chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình. Đăc biệt, thái độ khiếp nhược của Hà Nội khi Trung quốc ngang nhiên giết hại ngư dân, đem giàn khoan HD- 981 vào hải phận Việt Nam năm 2014, làm dấy lên phong trào chống đối quyết liệt của dân Việt trong nuớc cũng như ngoài nước.

Nhiều người sợ rằng, Hà Nội sẽ tiếp tục ngâm miệng cho đến năm 2020, khi Việt Nam hoàn toàn lọt vào tay Trung Quốc theo mật ước Thành Đô. Nhưng trước tình hình thế giới mới, hình như Hà Nội không thể ngồi yên, đành phải hé miệng lên tiếng phản đối và nghiến răng giận dữ trước chủ truơng bành trướng của Trung Quốc.

Trước hết, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 3/8 đã khẳng định:“Tất cả hoạt động dầu khí liên quan của Việt Nam được tiến hành trong khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn là hoạt động kinh tế bình thường”.

Bà Hằng còn nhấn mạnh vai trò của các nước trong khối ASEAN trong việc duy trì hòa bình tại biển Đông: “Lợi ích chung của các nước ASEAN và khu vực là duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực và Biển Đông. ASEAN luôn nhất trí cần sớm có một bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông hiệu quả và ràng buộc về mặt pháp lý nhằm góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982”

Một diễn biến khác cũng rất đáng để ý, là Việt Nam đã mời hãng thầu Exxon Mobil của Mỹ khoan dầu tại mỏ dầu khí mang tên “Cá Voi Xanh” tại Truờng Sa bắt đầu từ tháng 11 năm nay, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc về hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của các hãng nước ngoài với Việt Nam ở những vùng nằm trong phạm vi “đuờng lưỡi bò 9 đoạn“, tức nơi mà Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền của mình. Phóng viên Bill Hayton nói với BBC Tiếng Việt rằng, dù Trung Quốc lên tiếng phản đối “Exxon tự tin rằng họ có đủ quyền về luật pháp để khai thác dự án Cá voi Xanh,”

Sự kiện Việt Nam mời công ty Exxon Mobil khai thác mỏ dầu Cá Voi Xanh là một thay đổi đáng chú ý. Trước đây không lâu, cộng sản Việt Nam đã yêu cầu một công ty con của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol ngừng khoan thăm dò dầu khí ở lô 136-03 trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, do áp lực của Trung quốc. Kể từ đó, truyền thông Việt Nam vẫn im lặng và Bộ Ngoại giao cũng im lặng một cách khác thường. Giáo Sư Carl Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc đã nhận định: “Sự đe dọa này của Trung Quốc đối với Việt Nam cho thấy sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc.”

Có một chút gì khác biệt giữa Repsol của Tây Ban Nha và Exon Mobil của Mỹ chăng? Hẳn nhiên là có, bởi lẽ thế lực Hoa Kỳ trên thế giới và sức mạnh Hoa Kỳ tại biển Đông chính là chỗ dựa cho Việt Nam trước áp lực mạnh mẽ của Trung quốc.

Diễn biến đáng chú ý nhất là việc cộng sản Việt Nam cho diễn tập bắn thử hỏa tiễn Spyder mua của Do Thái, nhằm biểu dương sức mạnh tại biển Đông. Ngoài SPYDER-MR, Việt Nam còn bắn thử nghiệm cả S-75M3, là biến thể S-75 (SA-2) được nâng cấp với những kỹ thuật áp dụng trên S-300PMU-1, khiến cho hai hệ thống này giao tiếp được với nhau tạo nên mạng lưới phòng không hợp nhất. Bên cạnh đó, cả phiên bản tầm ngắn SPYDER-SR cũng được mang ra bắn thử.

Tin tức còn cho biết, Hà Nội đã cho mở rộng và tân trang sân bay tại Truờng Sa nhắm tăng cường khả năng bảo vệ biển đảo của Việt nam truớc thái dộ ngang ngược của Trung quốc. Thêm vào đó, hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ còn tập trận chung tại Tiên Sa chứng tỏ đang có sự hợp tác quân sự giữa Hà Nội và Washington. Hạm Trưởng Hải Quân Mỹ Lê Bá Hùng cho biết, theo thông cáo báo chí của Hải quân Mỹ Chúng tôi mong chờ hoạt động chung… phối hợp với Hải quân nhân dân Việt Nam và người dân Đà Nẵng, dựa trên sự thành công và những bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc diễn tập trước đây..”

Cũng cần nhắc lại, mới đây chiến hạm USS John McCain đã ghé thăm Cam Ranh cũng là một dấu hiệu khích lệ. Sự có mặt của chiến hạm USS John McCain là biểu tượng mạnh mẽ thể hiện hướng đi tích cực của mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tàu McCain và tàu ngầm USS Frank Cable (AS 40) là các tàu hải quân Hoa Kỳ đầu tiên thăm cảng quốc tế Cam Ranh kể từ tháng 3 năm 2016. Tàu USS John S. McCain, thuộc hải đội tàu khu trục DESRON 15, đang thực hiện tuần tra để hỗ trợ an ninh và ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương – Châu Á – Thái Bình Dương.

Những biến chuyển nói trên chỉ dấu cho thấy Hà Nội đang có chút thay đổi trong ngôn từ và hành động. Chưa biết sự thay đổi đó có được đẩy tới tầm mức thách đố và đối đầu với mộng xâm lăng của Bắc Kinh không, nhưng ít ra cũng là tín hiệu cho thấy ý hướng Thoát Trung vẫn chưa muộn!

CXN_091417_12 713_ For the records (TXT, TVB) : Giáo Già – Từ Trịnh Xuân Thanh tới Trịnh Vĩnh Bìn h: Chân Tường Chuyển Hóa hay Bờ Vực Sụp Đổ của CSVN

Châu Xuân Nguyễn
xx

xxxxxxxxx
http://quanvan.net/giao-gia-tu-trinh-xuan-thanh-toi-trinh-vinh-binh-chan-tuong-chuyen-hoa-hay-bo-vuc-sup-do-cua-csvn/

Giáo Già – Từ Trịnh Xuân Thanh tới Trịnh Vĩnh Bình: Chân Tường Chuyển Hóa hay Bờ Vực Sụp Đổ của CSVN

Giáo Già
(Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Từ Trịnh Xuân Thanh tới Trịnh Vĩnh Bình:
Chân Tường Chuyển Hóa hay Bờ Vực Sụp Đổ của CSVN

Ngày 13 tháng 9 năm 2017

H,

Những chuyển biến thời cuộc gần đây có những chỉ dấu cho thấy CSVN đang lần đến chân tường chuyển hóa hay bờ vực sụp đổ qua 2 sự kiện nổi bật, với 2 nhơn vật nổi bật, làm lộ rõ mặt thật gian manh, tráo trở và tàn bạo của chúng. Đó là Trịnh Xuân Thanh và Trịnh Vĩnh Bình.

  • Trịnh Xuân Thanh

Cuối tháng 5/2016, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh bị phát hiện sử dụng xe Lexux 570 biển số 95A-0699 chạy trên đường phố Tây Đô, vi phạm quy định dùng xe vượt mức tiêu chuẩn, khiến dư luận xôn xao bàn tán, bị báo đài đưa tin ồn ào. Đến ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu kiểm tra, xem xét. Từ đó lòi ra chuyện ông Thanh bị cáo buộc làm thất thoát tài sản nhà nước lên đến hơn 3 nghìn tỉ đồng [khoảng 150 triệu đôla] trong thời gian công tác tại Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí.

Khi được biết Nguyễn Phú Trọng cho mở cuộc điều tra, nhứt là khi truyền thông nhà nước bắt đầu loan tin về những cáo buộc tham nhũng của Thanh ở tập đoàn dầu khí PVC, Thanh biết chắc mình đang trở thành “con cá nằm trên thớt” nên đã mau lẹ tìm cách “hạ cánh an toàn”, cho bản thân và gia đình, khi quyền lực của một Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch UBND Hậu Giang… và phương tiện tài chánh vẫn còn dồi dào, đàn em vẫn còn đông đảo… Nó giúp Thanh an toàn rời nước…

Người ta chưa biết chắc Thanh ra đi bằng các nào, nhưng khi người của Thanh ở Đức tiếp xúc với Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, nhờ viết bài nói rõ về trường hợp của Thanh, thì coi như Thanh đã an toàn hạ cánh và có một cuộc sống khá thoải mái.

Tuy nhiên, Thanh đâu có chịu an toàn khi hạ cánh ở Đức vì ước muốn trả thù kẻ đã hại mình là Nguyễn Phú Trọng khiến Thanh loạn động. Do vậy, bài viết “Trịnh Xuân Thanh dê tế thần” xuất hiện đều đặn trên diễn đàn của “Người Buôn Gió”, gồm 15 phần (bài đăng từng kỳ trên Web); từ phần 1 đến phần 14, và phần kết.[xem: http://nguoibuongio1972.blogspot.com/].

Sau đó, người ta biết chắc Thanh khó an toàn hạ cánh khi Nguyễn Phú Trọng dứt khoát chỉ đạo bằng mọi giá bắt cho bằng được Thanh đem về nước. Chiều 16/9/2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến Hậu Giang thi hành quyết định khai trừ Đảng, mặc dầu Thanh vắng mặt. Tối cùng ngày, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với Thanh. Ngày 6/12/2016, trong một cuộc tiếp xúc cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam sẽ phối hợp với các nước để "bắt bằng được" Trịnh Xuân Thanh. CS Việt Nam cho biết chúng đã phát lệnh truy nã Thanh qua Cơ quan Cảnh sát Quốc tế Interpol, nhưng không ai thấy tên Thanh trong danh sách các người bị truy nã.

Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trong đoạn phim chiếu trong chương trình thời sự của VTV tối 3/8Trong tư cách quốc gia sẽ tổ chức Hội nghị hợp tác kinh tế Á châu-Thái Bình Dương ( APEC) tại Đà Nẵng, vào tháng 11.2017, Nguyễn Xuân Phúc được Đức mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Đức trong 2 ngày 07 và 08 tháng 7.2017, với tư cách quan sát viên. Đây là Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao của 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Phúc lợi dụng dịp gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel yêu cầu Đức cho dẫn độ Thanh về VN, nhưng bị từ chối.

Từ đó, lịnh “bắt bằng được” Trịnh Xuân Thanh được CSVN thực hiện bằng “bạo lực”. Ngày 30/7/2017, trên mạng xã hội, nhà báo Huy Đức cho "rò rỉ thông tin" Trịnh Xuân Thanh đã về nước và ngày 31/7/2017 Bộ Công an thông báo ông Thanh "ra đầu thú" với “đơn xin tự thú” của Thanh và hình Thanh xuất hiện trong đoạn phim chiếu trong chương trình thời sự của VTV tối 3/8/2017 [xem phóng ảnh đính kèm] đồng thời với 11 người liên quan vụ án đã bị khởi tố về các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản”; nhưng không có một bản tin nào nói Thanh về nước bằng cách nào…

https://farm5.staticflickr.com/4331/36449027155_e47a5f4e2f_z.jpg%5b/imgTất cả làm lộ mặt thật lừa dối cả nước và thế giới của CSVN, vì thật sự CSVN đã cho cán bộ qua Đức bắt cóc Thanh về nước. Thanh không ra đầu thú, mà Thanh bị công an dàn dựng chuyện đầu thú quá trơ trẽn.

Nội vụ xảy ra ngoài sức tưởng tượng của dư luận. Nó được các giới chức trách nhiệm Đức trình bày cho mọi người tường tận sự can dự trực tiếp của CSVN trong việc bắt cóc Thanh như sau:

  • Cảnh sát Đức đã điều tra vụ việc từ rất sớm, trước khi dư luận Việt Nam phong phanh tin Trịnh Xuân Thanh bị bắt về Việt Nam.
  • Theo dõi những trao đổi của Thanh với Đỗ Minh Phương, người bạn gái lúc Thanh làm việc ở Bộ Công Thương, qua internet. Nhờ vậy, CSVN biết được ngày 2 người hẹn gặp. Chúng thuê xe thực hiện chuyện bắt cóc.
  • Vào dịp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Đức, một người tên Nguyễn Hải Long đến doanh nghiệp dịch vụ cho thuê xe của Bùi Quang HIếu thuê chiếc xe 7 chỗ ngồi để dùng vào việc bắt cóc Thanh. Thiết bị theo dõi lộ trình có gắn trên xe cho biết xe đã đậu ở khu vực khách sạn mà Đỗ Minh Phương trú vài ngày.
  • Nhóm mật vụ từ Việt Nam đã trú ngụ tại khách sạn Sylte Hof tại đường Kurfürstenstraße 114, Berlin [xem hình] từ ngày 21 đến 23.7 để theo dõi và bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Sau đó, cuộc bắt cóc xảy ra hôm 23/7 tại công viên Tiergarten, Berlin.
  • Phát hiện danh tính 3 mật vụ từ Việt Nam tham gia bắt cóc ông Trịnh Xuân ThanhTheo những thông tin ghi nhận được, Cảnh sát điều tra Berlin đang truy nã 3 người đàn ông từ Việt Nam sang Đức trong thời điểm từ ngày 21 đến 23 tháng 7 với nhóm trưởng là môt người đàn ông có độ tuổi khoảng 50, 2 người còn lại từ 30 đến 40 tuổi. Trong nhóm này chỉ có 1 người nói được rất ít tiếng Anh và họ hoàn toàn không biết tiếng Đức.
  • Hình ảnh camera ghi hình trong khách sạn đã cung cấp cho Cảnh sát điều tra các chân dung rõ nét với đầy đủ các hoạt động ra vào của những nghi phạm này, các tấm ảnh nhận dạng đã được in ra từ các thước phim Video có độ phân giải cao để phục vụ công tác điều tra.
  • Nhiều cửa hàng xung quanh khu vực khách sạn đã được Cảnh sát tới thăm, cho xem ảnh nghi phạm và yêu cầu cung cấp thông tin khi những đối tượng này xuất hiện trong những ngày lưu trú tại đây.
  • Đặc biệt nhóm nghi phạm thường xuyên tới các quán ăn châu Á trên nhiều dãy phố lân cận để thưởng thức món “Phở Berlin“ và nhanh chóng rời đi, họ cũng không ăn nhậu hay uống rượu, bia ở những nơi này.
  • 3 tấm hộ chiếu Việt Nam đã được chủ khách sạn ghi chép danh tính khi thuê phòng và cung cấp cho Cảnh sát điều tra, họ cũng cho biết tới ngày 23.7 thì nhóm này đã rời khỏi khách sạn trên một chiếc xe do người khác lái tới.
  • https://i1.wp.com/thoibao.de/images/7%2844%29%281%29.jpgCảnh sát Đức đã có hình ảnh rõ về những đối tượng tham gia vụ bắt cóc này từ các camera của khách sạn, các nhân viên khách sạn cho biết trong số ba kẻ bắt cóc trú tại khách sạn chỉ có một người nói được chút ít tiếng Anh.
  • Viện Công Tố Liên Bang Đức đã có “Thông Cáo Báo Chí” nguyên văn như sau:

“Hôm nay (10 tháng Tám 2017), Viện Công tố Liên bang nhận đảm nhiệm việc điều tra vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và người phụ nữ đi cùng, trước đây do Viện Công tố Berlin phụ trách.
Hiện tại có thể cho rằng các nạn nhân đã bị đưa đến Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin và từ đó chuyển về Việt Nam. Từ bối cảnh đó, Viện Công tố Liên bang đã nhận đảm nhiệm điều tra vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự).
Theo các nhận định cho đến nay, vào ngày Chủ nhật 23 tháng Bảy 2017, giữa đường phố tại Berlin, hai người đó đã bị lôi lên một chiếc xe vận chuyển. Tại nước mình, ông Trịnh bị cáo buộc đã biển thủ một số tiền trên trăm triệu khi đứng đầu một công ty nhà nước, và sau đó trốn ra nước ngoài. Các cơ quan Đức đã tiếp nhận đề nghị dẫn độ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chưa ra quyết định. Phía Việt Nam dường như đã đặc biệt quan tâm đến việc dẫn độ ông Trịnh. Nay đề nghị dẫn độ đó đã được rút lại.
Theo các điều tra cho đến nay, hiện tại có thể cho rằng các nạn nhân đã bị đưa đến Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin và từ đó chuyển về Việt Nam. Từ bối cảnh đó, Viện Công tố Liên bang đã nhận đảm nhiệm điều tra vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự).

  • Ngày 31 tháng 8 cảnh sát Đức gọi điện cho Bùi Quang Hiếu, chủ chiếc xe đã được những kẻ bắt cóc dùng trong vụ áp chế Trịnh Xuân Thanh và Đỗ Minh Phương lên xe.
  • Ngày 1 tháng 9 năm 2017, Bùi Quang Hiếu đã cùng ba người bạn từ Praha đến Berlin để nhận lại chiếc xe từ cảnh sát Đức [xem hình].
  • Điều đáng chú ý là khi trao trả chiếc xe, những ghi chú, đánh dấu và băng niêm phong vẫn còn nguyên. Bùi Quang Hiếu cho biết xe bị giữ từ ngày 28 tháng 7. Trên chiếc xe được cảnh sát Đức trao trả lại còn có những dấu vết trên xe do vật lộn, những vệt máu lớn [xem hình], cùng với những vết cào cấu trên đệm; tất cả đều được cảnh sát đánh dấu. Ngoài ra còn có 2 bình xịt gây mê chuyên dụng với 1 chiếc đã được dùng gần hết. Ông Bùi Quang Hiếu nói theo suy luận của một số người có mặt cùng ông, thì đây rất có thể là "dấu vết đầu của một người bị đập vào, có tóc, có máu, cho nên cảnh sát tìm được, dán mũi tên vào".
  • https://i2.wp.com/thoibao.de/images/2%28186%29%281%29.jpgĐây là chiếc xe mà hàng ghế sau có thể quay lại đối diện nhau, rất thích hợp cho việc khống chế bắt giữ. Tính cả người lái chiếc xe có 7 ghế ngồi, một ghế lái và cạnh lái; hai ghế ở hàng thứ hai và ba ghế ở hàng thứ ba. Vị trí Trịnh Xuân Thanh ngồi ở giữa hàng ghế thứ ba. Hai bên là hai mật vụ, trước mặt là hai mật vụ. Tức có 4 người khống chế Trịnh Xuân Thanh trên xe. Người ngồi ở ghế cạnh lái xe chắc chắn phải là một người Việt sống ở Đức, thông thạo tiếng Đức để đưa đường chỉ lối, đưa thẳng xe chở Trịnh Xuân Thanh vào đại sứ quán Việt Nam tại Berlin để thực hiện một số việc hỗ trợ đưa Thanh về VN.
  • Cảnh sát Đức cũng có những nhân chứng chứng kiến việc xô đẩy, gào hét của vụ bắt cóc, đặc biệt giờ họ có thêm một tòng phạm là Nguyễn Hải Long.
  • Hiện nay Nguyễn Hải Long đang bị cảnh sát Đức bắt giam và khởi tố về tội làm gián điệp và bắt cóc người. Phía chính phủ Việt Nam không lên tiếng gì về vụ bắt giữ này.
  • Theo nhận định của chuyên viên Đức về điều tra bắt cóc, giết người và khủng bố tại Tòa án Hình sự Quốc tế Den Haag, Hà Lan (ICC) thì “nhóm người này đã được dẫn đường bởi người rất thông thạo địa bàn tại chỗ“, có thể họ hiện đang sống tại Berlin, khi chứng minh được đối tượng có liên quan thì sẽ phải chịu khung hình phạt từ 1 đến 5 năm tù cho tội hỗ trợ bắt cóc, ngoài ra các đối tượng trực tiếp tham gia bắt cóc sẽ chịu phạt tù từ 5 đến 10 năm, trường hợp nguy hiểm có thể ngồi tù chung thân.
  • Hiện nay các mẫu xét nghiệm DNA của nhóm nghi phạm đã được thu thập tại phòng khách sạn, và trên chiếc xe 7 chỗ, với nhiều vết máu, để truy nã các đối tượng bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Cơ sở dữ liệu tại EUROPOL cũng được cập nhật để lập tức phát hiện và bắt giữ những người này khi họ đặt chân tới châu Âu.
  • Báo chí Đức đưa tin và chính phủ Đức đưa ra lời cáo buộc phía Việt Nam bắt cóc và đề nghị đưa Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức nguyên trạng, nhưng CSVN làm ngơ [xem toàn văn bản tuyên bố của văn phòng bộ  ngoại giao Đức đính kèm]:

Ảnh màn hình trang web Bộ Ngoại giao ĐứcToàn văn tuyên bố của Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức về quan hệ Việt Nam – Đức, được công bố hôm 2/8/2017:
"’Sau khi có những bằng chứng ngày càng rõ ràng và không còn cơ sở để nghi ngờ về sự liên quan của các cơ quan Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ở Berlin, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, ngày hôm qua đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức.
Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có tiền lệ…
Việc này cũng phá vỡ lòng tin một cách nghiêm trọng: Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20, các đại diện cấp cao của Việt Nam đã nhắc lại yêu cầu dẫn độ công dân Việt Nam nói trên từ Đức về Việt Nam.
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Markus Ederer ngày hôm qua đã trình bày rất rõ quan điểm của Chính phủ Đức trong vấn đề này với Đại sứ Việt Nam. Ông cũng nêu rất rõ ràng với Đại sứ rằng Chính phủ Liên bang Đức yêu cầu phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ đề nghị dẫn độ và đơn xin tị nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý.
Hệ quả của vụ việc hoàn toàn không thể chấp nhận được này là đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức sẽ bị tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non grata) và có 48 tiếng để rời khỏi Đức.
Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các biện pháp khác trên bình diện chính trị, kinh tế và chính sách hợp tác phát triển."

  • Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nhắc lại Đức đã yêu cầu một sĩ quan tình báo Việt Nam rời Berlin vì tin rằng ông này liên quan đến việc bắt cóc.

"Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng ông ta liên quan vụ bắt cóc," ông Gabriel nói tại một cuộc họp báo.
"Không có chi tiết gì trái ngược giả thuyết này. Mọi thứ đều ủng hộ giả thiết rằng ông ta, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam và dùng nơi ở của ông ta tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đã xin tị nạn," Ngoại trưởng Đức nói.
Ông Gabriel không nói rõ các biện pháp trừng phạt mà Đức đang cân nhắc.
Ông nói thêm ông Trịnh Xuân Thanh "bị đưa ra khỏi Đức, bằng các biện pháp mà chúng tôi tin rằng người ta xem trong các phim hình sự về Chiến tranh Lạnh."
"Đây là điều chúng tôi không thể chấp nhận."

  • Trong khi đó những dư luận viên của cộng sản Việt Nam lại cho rằng cảnh sát Đức quá kém cỏi, không biết gì, đến khi báo chí Việt Nam đưa tin thì nước Đức mới biết và phản ứng. Đã vậy các dư luận viên còn tung ra những bài viết kích động thù hận nước Đức, miệt thị nước Đức trên mạng xã hội mà điển hình là tờ báo Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh số 462, ra ngày 10.08.2017, đã đăng một bài báo nhục mạ Chính phủ Đức với tựa đề “Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?” của tác giả Vũ Hương. Bài báo này đã phỉ báng một cách nặng nề khi ví Chính phủ Đức là một “lũ kền kền vô trách nhiệm“, hoặc thóa mạ là “những lang sói trong giới phản động ngoại quốc“, mạ lỵ báo chí truyền thông Đức là “các thế lực đen tối“ hoặc “các thế lực thù địch“, ám chỉ ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Gabriel là “mua phiếu… cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới“, nhục mạ Bộ Ngoại giao Đức là “hồ đồ”, là “thần kinh” v.v. Bài báo được dịch ra tiếng Đức, được mau chóng phổ biến rộng rãi, bị dư luận phản ứng dữ dội, nên nó tức khắc bị gở bỏ, cả trên mạng lẫn báo giấy, cho thấy sự biết lỗi của CSVN, nhưng… đã muộn.
  • Về phía Đức thì Báo chí Đức gần đây đưa tin về mối liên hệ giữa ông Hồ Ngọc Thắng, người từng làm việc cho Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Tỵ nạn (viết tắt là BAMF) với vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Thắng đã bị cho nghỉ việc hôm 1/9 sau khi báo chí Đức, gồm cả đài Deutsche Welle của chính phủ, nói ông ta đăng nhiều bài ủng hộ quan điểm của chính phủ Việt Nam, điều bị phía Đức cho là vi phạm nguyên tắc trung thành với chính quyền Liên bang mà một công chức phải tuân thủ. Chính quyền Đức vẫn yêu cầu Việt Nam trao trả lại ông Trịnh Xuân Thanh và chuyến thăm nhằm làm xoa dịu tình hình của Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã không đạt kết quả gì. Căng thẳng quan hệ hai bên vẫn tiếp tục, khiến lễ kỷ niệm quốc khánh do Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin tổ chức vừa qua không có người Đức nào đến dự hôm 31/08, trong khi buổi lễ năm ngoái có khoảng 400 khách Đức và quốc tế có mặt.
  • Cũng liên quan tới vụ Trịnh Xuân Thanh, tại Cộng Hòa Czech, mới đây, nhật báo Aktuálně.cz của Czech đưa tin Bộ Ngoại giao nước này đã mời đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Prague tới và thông báo rằng “nếu như có nhân viên ngoại giao nào của Tòa Đại sứ có liên quan tới vụ bắt cóc, Czech sẽ trục xuất người đó”. Nói về vụ việc, Tiến sỹ Hoàng Xuân Phú, của Đại học Heidelberg, viết trên trang blog cá nhân rằng: "Nếu đúng như cáo buộc của phía Đức, là mật vụ Việt Nam đã bắt cóc TXT giữa Berlin để đem về Hà Nội, thì hành vi ấy không chỉ vi phạm thô bạo luật pháp Đức và luật pháp quốc tế, mà còn vi phạm cả pháp luật Việt Nam. Vì Điều 492 (về nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự) của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định rõ: “Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…"

Ngày 08/08/2017 LÊ ANH HÙNG trên boog của đài VOA, trong bài viết “Vụ Trịnh Xuân Thanh: Tương lai nào cho Trần Đại Quang?” đã viết: “Vụ scandal ngoại giao mang tên Trịnh Xuân Thanh xảy ra giữa lúc Hội nghị Trung ương 6, dự kiến diễn ra vào tháng 10/2017, đang đến gần. Đây là kỳ hội nghị mà người ta chờ đợi là sẽ có những quyết sách nhân sự quan trọng, chuẩn bị cho việc ông Nguyễn Phú Trọng rời khỏi chiếc ghế Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương 7, dự kiến diễn ra vào tháng 5/2018. Từ sau Đại hội XII cho đến nay, hai ứng cử viên sáng giá nhất để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Ông Đinh Thế Huynh thì vừa mới được thông báo là đang trong thời gian “điều trị bệnh” và vị trí Thường trực Ban Bí thư của ông đã được Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng thay thế từ ngày 1/8. Sau suốt 3 tháng im hơi lặng tiếng trên truyền thông, nay lại được thông báo là đang chữa bệnh và chiếc ghế của mình thì đã được (tạm) giao cho người khác, cơ hội của ông Đinh Thế Huynh xem ra chỉ còn trên lý thuyết. Sự biến mất bí ẩn của ông Đinh Thế Huynh khiến ông Trần Đại Quang càng trở thành ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí Tổng Bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, trong khi dư luận còn chưa hết bàn tán về căn bệnh bí hiểm của ông Đinh Thế Huynh thì người ta càng lúc càng “băn khoăn” trước sự im hơi lặng tiếng của ông Trần Đại Quang, nhân vật vốn thường xuyên xuất hiện trên truyền thông chính thống, nhất là giữa lúc đất nước đang trong tình cảnh nước sôi lửa bỏng như thế này.”

Sau đó, ngày 09/09/2017, cũng LÊ ANH HÙNG, trên blog của đài VOA, nói tiếp “Sau đúng 1 tháng 3 ngày vắng bóng trên truyền thông, ông Trần Đại Quang đã xuất hiện trong một loạt sự kiện liên tiếp: tiếp Đại sứ Cuba và Chánh án Toàn án Tối cao Hàn Quốc ngày 28/8; tham dự Hội nghị Quân uỷ Trung ương và tiếp Đại sứ Slovakia và Đại sứ Áo ngày 29/8, v.v. Sự vắng mặt suốt hơn 1 tháng của người đứng đầu nhà nước Việt Nam đã khiến báo chí trong và ngoài nước tốn rất nhiều giấy mực, còn dân chúng thì bàn tán xôn xao và đưa ra vô số giả thuyết để lý giải cho sự kiện chưa từng có tiền lệ trên sân khấu chính trị “thời đại Hồ Chí Minh”. Cuộc “tái xuất” khiến nhiều người bất ngờ đến ngỡ ngàng của ông Trần Đại Quang đã giúp giải toả được một số “băn khoăn” mà dư luận từng nêu lên, chẳng hạn khả năng ông bị đầu độc rồi bị loại khỏi cuộc chơi, như trường hợp Nguyễn Bá Thanh mà dư luận vẫn còn nói từ năm 2015, đã không xảy ra. Tuy nhiên, sự kiện này lại làm dấy lên những câu hỏi khác, bên cạnh những câu hỏi trước kia mà đến nay vẫn còn để ngỏ…”

Chỉ bao nhiêu đó cũng đủ cho thấy sự lúng túng của CSVN trên đường lùi dần đến chân tường chuyển hóa nếu không muốn bị sụp đổ trước đà tiến càng lúc càng mau của trào lưu “Chống Tàu Diệt Ciệt Cộng” của toàn dân cả nước ở quốc nội và hải ngoại.

  • Trịnh Vĩnh Bình

Song song với biến cố Trịnh Xuân Thanh, sự xuất hiện của Trịnh Vĩnh Bình cũng khiến dư luận thấy rõ hơn sự gian manh, tráo trở, đầy thủ đoạn của CSVN, đặc biệt nhứt là trên trường quốc tế. Nó cho thấy sự lúng túng của CSVN không biết phải đối phó với nhau, và đối phó với quốc tế, như thế nào cho ổn, nếu không muốn nói là phải bó tay chờ chuyển hóa, hay tệ hại hơn là chờ sụp đổ.

Người theo dõi thời cuộc có thể lần theo thời gian nhìn thấy từng bước đi của Trịnh Vĩnh Bình, một doanh nhân thành công ở hải ngoại, ngu ngơ nghe lời dụ dỗ của CSVN, mang số lớn tiền lớn có được về VN đầu tư, trong các dự án kinh doanh kiếm lời nhanh chóng.

Theo tường thuật của Khánh An trên đài VOA thì trước năm 1975, gia đình ông Trịnh Vĩnh Bình có một cửa hàng bán sỉ vải ở Thương xá Châu Hải Thành, quận 6, Sài Gòn. Năm 1976, ông cùng vợ, 3 con và vài anh em vượt biên ra nước ngoài… Nung nấu ý định tiếp tục kinh doanh… Nhận thấy ngành thực phẩm có nhiều cơ hội phát triển. Năm 1984, ông bắt đầu đăng ký làm đại lý xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm có tiếng như sữa đặc Omela của hãng C.C. Firesland (tức sữa “Cô Gái Hà Lan” hiện nay), xì dầu Maggi của hãng Nestle… Năm 1986, ông mở thêm hai tiệm thực phẩm (loại mini market) tại Hà Lan và bắt đầu nghiên cứu sản xuất chả giò, món ăn khai vị rất được ưa thích của Việt Nam, theo công nghệ tự động. Năm 1989, sau khi xây dựng xong nhà máy sản xuất chả giò, ông bắt đầu cung cấp chả giò cho các hệ thống siêu thị tại Hà Lan, sau đó là Bỉ và Anh quốc. Trong một thời gian ngắn, thương hiệu Chả giò Trinh’s (Trịnh) đã được biết tiếng và xếp hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Mora của Unilever và Duif của Bols Wassanen. Ông Trịnh Vĩnh Bình trở thành triệu phú tại Hà Lan với biệt hiệu “Vua Chả Giò.”

Sau gần 60 lần nhập cảnh VN ông mang về nước gần 2,5 triệu đô la và 96 ký vàng, Từ đó, ông bắt đầu sự nghiệp bằng cách đầu tư vào nhiều lãnh vực khác nhau, thành công rất nhanh… Ông tìm hiểu thị trường ở một số nơi và quyết định chọn Vũng Tàu để đầu tư. Ông mua lại xí nghiệp Liên doanh Nuôi trồng Thủy sản ở Phước Cơ… Bên cạnh các mặt hàng thủy hải sản, ông còn đưa vào chế biến thêm các mặt hàng nông sản, rau quả để xuất khẩu như chuối lá xiêm, thơm, xoài đông lạnh…, xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ. Chỉ trong vòng hai năm (1993 – 1995), sản lượng xí nghiệp từ 80-100 tấn/năm đã tăng lên thành 1.500 tấn/năm. Số lượng công nhân của xí nghiệp cũng tăng, từ vài chục người lên gần 400 người vào năm 1996.

Thời gian này, luật Việt Nam chưa cho phép người nước ngoài hay Việt kiều đứng tên trong các doanh nghiệp trong nước, nên ông Trịnh Vĩnh Bình nhờ thân nhân và bạn bè đứng tên hộ, được gọi là “đội nón”. Những công ty mà ông thành lập, như Công ty TNHH Tín Thành tại TP.HCM (năm 1992) và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghiệp Bình Châu tại Vũng Tàu (năm 1993), đều dưới hình thức “đội nón” trên, vốn là xu hướng phổ biến tại Việt Nam trong giai đoạn này. Mãi đến tháng 11/1996, ông mới có tên chính thức trong Công ty Bình Châu, dựa vào Luật khuyến khích Đầu tư Việt Nam ban hành năm 1995. Đến năm 1996, Công ty Bình Châu nhận được tài trợ quốc tế cho hai đề án: Đề án “Cua tự sinh sản” và đề án “Phòng chống bệnh cho tôm, cá.”

Với ước mơ nhân rộng các rừng thông tại Việt Nam, theo mô hình vùng Quinta Do Lago của Bồ Đào Nha, cộng thêm chính sách khuyến khích trồng rừng, phủ xanh đồi trống, đồi trọc, của Việt Nam, vào thời điểm này, ông cùng một số chuyên viên bắt đầu nghiên cứu trồng thí nghiệm thông ở Đèo Nước Ngọt Long Hải, và lập các vườn ươm thông giống. Ông cho biết lúc ông bị bắt, vườn ươm với gần 500.000 cây thông giống đã được 3,5 tuổi, đủ để trồng khoảng 200 ha. Cứ như thế, trong vòng hơn 6 năm, giá trị số vốn ban đầu ông Bình đưa về Việt Nam được nhân lên hơn 8 lần.

Báo Công An Nhân Dân ngày 6/6/2005 cho biết đến ngày ông Bình bị Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bắt giữ (5/12/1996), ông nắm trong tay 11 căn nhà, 114 nền nhà và 2.847.745 m2 đất. Ngày 5/12/1996, ông chính thức bị bắt với cáo buộc tội “trốn thuế.” Cáo buộc ban đầu này sau đó nhanh chóng được chuyển đổi thành “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và tội “hối lộ,” ông bị tạm giam hơn 18 tháng trước khi được đưa ra xét xử. Trong thời gian này, ông không được phép tự ý chọn luật sư, mà công an [PA 24] chỉ định luật sư cho ông và buộc ông phải trả 50 triệu đồng cho luật sư này. Ông kể với VOA rằng điều kiện giam giữ khắc nghiệt trong thời gian này đã khiến ông suy sụp hoàn toàn và từng nghĩ đến chuyện tự tử.

Ngày 11/12/1998, Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tuyên án 13 năm tù đối với ông Trịnh Vĩnh Bình về tội vị phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai và tội đưa hối lộ, phạt 400 triệu đồng, tịch thu tài sản được cho là “sang nhượng bất hợp pháp”. Sau phiên phúc thẩm, bản án của ông giảm từ 13 năm xuống thành 11 năm tù (năm 1999). Báo Thanh Niên ngày 14/7/2012 cho hay nhiều tài sản (nhà và đất) của ông Bình được tòa phúc thẩm giao cho UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai tịch thu. Hai cơ sở sản xuất (diện tích gần 40.000 m2) cùng 9 căn nhà trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao cho Cục Thi hành án dân sự bán đấu giá…

Chính phủ Hà Lan, thông qua Đại sứ quán của hai nước, đã có những can thiệp ngay từ những ngày đầu khi ông bị bắt và suốt những năm sau này. Hà Lan xem đây là một vụ vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Đầu tư Song phương (BIT) giữa hai nước… Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan, Joris Voorhoeve, sau đó còn yêu cầu Thủ tướng Wim Kok và Ngoại trưởng Hà Lan gửi thư trực tiếp cho Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương để yêu cầu giải quyết vụ ông Trịnh Vĩnh Bình. Phía Quốc hội Hà Lan cũng liên tục gây áp lực lên Chính phủ Việt Nam qua những động thái như không ủng hộ việc thông qua các hiệp ước, đề nghị cắt giảm viện trợ hay gửi các thông điệp gay gắt, chất vấn các quan chức Việt Nam khi họ đến thăm nước này. Các dân biểu còn đưa vụ Trịnh Vĩnh Bình lên Quốc hội châu Âu vào những dịp phái đoàn Việt Nam đến thăm. Họ cho rằng việc Việt Nam tuyên án tù và tịch thu tài sản của ông Bình đã “gây cản trở và có tác động rất tiêu cực đến quyết định của các nhà đầu tư khác,” và đề nghị “Việt Nam phải có sự bảo vệ thích hợp cho các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư ở Việt Nam… phải chấm dứt nạn tham nhũng”.

Sau khi nhận thấy tất cả những nỗ lực can thiệp từ cả phía Chính phủ Hà Lan và một số giới chức cấp cao Việt Nam đều không mang lại kết quả, tháng 10/2003, ông Trịnh Vĩnh Bình chính thức nhờ tổ hợp luật sư nổi tiếng của Mỹ, Covington & Burlington, đứng ra kiện Chính phủ Việt Nam trước Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại ở Stockholm, Thụy Điển, đòi bồi thường trên 150 triệu đô la. Chính phủ Việt Nam cũng thuê một tổ hợp luật sư nổi tiếng của Pháp, Glyde Loyrette Rouel, đại diện mình. Trước khi diễn ra phiên xử đầu tiên, được ấn định vào ngày 4/12/2006, Việt Nam đã gửi nhiều đoàn đàm phán đến làm việc với ông Trịnh Vĩnh Bình… Sau gần cả chục lần đàm phán, kể cả trực tiếp và gián tiếp qua điện thoại, email, ông Bình cho biết “Hai bên đã đạt được một thỏa thuận ngoài tòa” bao gồm 3 điều khoản:

  • Điều 1: Ông Trịnh Vĩnh Bình cam kết chấm dứt hoàn toàn vụ kiện tại Tòa trọng tài ở Stockholm và sẽ không có phiên tòa đã được ấn định trước đó.
  • Điều 2: Phía Chính phủ Việt Nam hỗ trợ cho ông Bình 15 triệu đôla; miễn thi hành án tù và tạo điều kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình về nước thực hiện các dự án đầu tư; khi ông Bình có đơn kiến nghị, Chính phủ Việt Nam xem xét trả lại những tài sản “hợp lý” của ông Bình.
  • Điều 3: Chính phủ Việt Nam bảo đảm quyền cư trú, đi lại và làm ăn cho ông Trịnh Vĩnh Bình.

Sau thỏa thuận được ký kết tại Singapore năm 2006, ông Trịnh Vĩnh Bình trở về Việt Nam. Nhưng điều khoản trả lại tài sản đã không được thực hiện như những hứa hẹn trong thời gian đôi bên thương lượng và thỏa thuận vì phía Việt Nam nói “Tài sản bị sang tay, không thể trả lại”. Họ nói: “Chúng tôi cũng đã nghiên cứu để giải quyết cho ông Bình theo thỏa thuận Singapore. Nhưng khi về, chúng tôi gặp khó khăn là những tài sản đó bây giờ đứng tên người thứ 2, thứ 3…, tức là họ sang tay, bán mấy lần rồi”… nên… “làm lơ”.

Tại Việt Nam, báo chí thời gian này cũng đưa tin về chuyện nhiều tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình đã bị “xà xẻo”, tự ý bán một cách “tùy tiện và cẩu thả”, đi kèm với tin truy tố một vài cán bộ thuộc Cục thi hành án dân sự, mà theo lời ông Bình, chỉ là “những con tép riu” ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có dính líu đến vụ án của ông. Báo Thanh Niên ngày 11/6/2012 nói “Đã có nhiều sai phạm trong thời kỳ hậu vụ án Trịnh Vĩnh Bình. Nhiều tài sản của ông Bình bị bán một cách “bất minh”, “trong đó có khu ‘đất đẹp’ giá rẻ về tay người nhà của 3 cán bộ thi hành án… Rồi họ sang tay ngầm. Họ kéo vào chia chác nhau. Họ làm đủ thứ hồ sơ. Ví dụ từ 10.000 m2, họ làm thành 8.000 m2, 7.000 m2…”

Chờ thêm 2 năm nữa, những nỗ lực đòi lại tài sản của ông Bình vẫn chẳng đi tới đâu, ông Bình quyết định tiến hành vụ kiện lần thứ hai, tại Paris vào ngày 21 tháng Tám, với số tiền bồi thường ông Bình đòi “ít nhất 1,25 tỷ đô la.” Hồ sơ của ông lần này được chuyển cho tổ hợp luật sư nổi tiếng của Mỹ: King & Spalding. Trong vụ kiện lần này, ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam phải bồi thường “ít nhất 1,25 tỷ đôla”. Ông nói: “Tôi đòi hai mục. (1a) là những tài sản mà chính phủ Việt Nam tịch thu hay chiếm đoạt trái phép, vi phạm luật pháp quốc tế về hiệp thương. (1b) Do vụ án gây ra một số hệ quả, nên những hệ quả đó cũng được liệt kê vào để đòi đền bù. Điểm thứ 2 là điểm nhức nhối.” Ông Trịnh Vĩnh Bình cho biết điểm đòi bồi thường thứ 2 dựa trên tiền lệ của một vụ kiện nhốt tù oan sai ở Mỹ. Trong vụ kiện này, người bị nhốt tù oan 4,5 ngày đã được tòa ra phán quyết buộc Chính phủ Mỹ phải bồi thường 5 triệu đôla. Như vậy, một ngày bị tù oan được bồi thường khoảng 800.000 đôla. Ông Trịnh Vĩnh Bình dựa trên tiền lệ này để quy ra số tiền đòi Chính phủ Việt Nam phải bồi thường cho hơn 18 tháng Việt Nam giam giữ ông.

Ông nói: “Tôi rất tiếc là chính phủ Việt Nam thay vì một vụ việc mà mình thấy mình sai, mình biết mình sai rồi thì giải quyết cho người ta êm đẹp, tức là ngăn ngừa không cho vụ này xảy ra tiếp. Đây là việc nên làm. Nhưng không, Việt Nam thường thường khi có một vụ xảy ra, người ta có khiếu nại hay muốn nói lên sự thật, thì lại tìm cách đàn áp nó xuống, dùng mọi hình thức đe dọa, đàn áp. Tôi cho đây là một cách thức mà khi sử dụng với những người Việt kiều thì gần như 80%, 90% là vô hiệu. Là vì những người Việt sống ở nước ngoài người ta đã hấp thụ được cái gọi là trật tự xã hội, pháp luật ở bên ngoài. Người ta cho rằng đó là quyền của người ta. Người ta được bảo vệ. Còn Việt Nam thì không vậy. Quyền ở trong tay tôi. Trong tay tôi thì tôi có thể làm.”

Về phía mình, Chính phủ Việt Nam lần này thuê tổ hợp Luật sư nổi tiếng của Anh, Freshfields Bruckhaus Deringer LLP.

Ước mơ, hoài bão xây dựng quê hương đã được ông Trịnh Vĩnh Bình rất nhiều lần, bằng nhiều cách, trình bày với các cơ quan chức năng của Việt Nam, như trong một văn bản ông đã gửi cách đây 7 năm:
“Nếu tài sản nhỏ nhoi của gia đình tôi có bị quan chức Vũng Tàu tìm cách tịch thu (để họ ngấm ngầm chia chác nhau bằng nhiều cách, như họ đang luồn lách, tha hồ mà làm như hiện nay), thì nó sẽ không có giá trị gì đối với đất nước Việt Nam. Điều làm cho tài sản gia đình tôi có lợi ích đối với đất nước Việt Nam chính là phải để nó tiếp tục sản xuất sinh nở ra những lợi ích tự nhiên, làm tấm bảng quảng cáo mạnh cho việc thu hút thêm đầu tư nước ngoài, khích lệ thu hút sự đóng góp tích cực từ khối kiều bào… đó mới là có lợi.”

https://gdb.voanews.com/0FF2DF3C-3C6E-4EE8-AF86-94FF022BA831_w900.jpg

Nhưng ước mơ đó không thành. Phiên xử giữa doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình, một nhà đầu tư Hà Lan gốc Việt, kiện chính phủ Việt Nam “vi phạm thỏa thuận”, với mức đòi bồi thường “tối thiểu 1,25 tỷ USD” [xem bảng đối chiếu các số tiền], bắt đầu diễn ra hôm 21/8 tại Tòa Trọng tài Quốc tế ICC, Paris, Pháp. Ông Trịnh Vĩnh Bình đã ngưng tiếp xúc với báo chí.

Sự im lặng không tiết lộ nội dung vụ việc như là một phần nghĩa vụ theo thông lệ dành cho bên thắng kiện, khi xử ở Tòa Trọng Tài, để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến uy tín của bên thua kiện. Thủ tục xét xử của Tòa Trọng Tài rất khác với Tòa án truyền thống, nó luôn đảm bảo được yếu tố bí mật vụ việc, những người không liên quan vụ việc sẽ không được phép tham dự, trong suốt thời gian xét xử bên nguyên lẫn bên bị không được phép tiết lộ, cung cấp thông tin vụ việc cho báo chí. Thậm chí là phải giữ bí mật về bản án thi hành sau đó.

Nhưng, theo quy trình tố tụng trọng tài tại Tòa án ICC, mọi phán quyết đều sẽ mang tính ràng buộc đối với các bên. Bằng việc đưa tranh chấp ra trọng tài theo quy tắc này, ông Bình và chính phủ Việt Nam phải thi hành bất kỳ phán quyết nào mà không có sự chậm trễ.

Nhìn vào vụ kiện Tiến sĩ Vũ Quang Việt, Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc, cho biết về quy trình xử kiện sắp tới: “Xử, xong rồi giả dụ [Tòa trọng tài] có đưa ra một kết luận là phải trả, thì đương nhiên họ sẽ có quyền và bằng cách nào đó nắm tài sản của Việt Nam. Cả cái Âu châu nó lớn. Nếu là Tòa quốc tế thì họ phải chặn account [tài khoản] của chính phủ Việt Nam”. Cựu chuyên viên của Liên Hiệp Quốc nói thêm: “Tôi nghĩ là để cho họ [Trung tâm Trọng tài Quốc tế] làm. Rồi sau đó Việt Nam học được một bài học. Chả có cách gì khác. Phải để cho nó xảy ra. Trừ phi bây giờ Việt Nam xin nộp lại tất cả những thứ đó, trả lại ngay lập tức, rồi thì quan tòa có thể kêu thôi và bỏ [việc xét xử]”.

Nhà báo Nguyên Bình, con gái tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nói với VOA: “Làm sao mà thắng được? Một là mình không có thầy kiện giỏi. Hai là người ta đã nghiên cứu kỹ rồi. Người ta cũng thông thạo luật pháp quốc tế rồi. Thế thì chuyện thua là phần lớn hơn là không thua. Mà đã thua rồi thì mất rất nhiều thứ. Không những về kinh tế, mà còn về chính trị, ngoại giao. Cái đấy là chắc chắn rồi”. Theo bà: “Việt Nam chỉ có cách thương lượng với ông Trịnh Vĩnh Bình và xin lỗi ông ấy. Việt Nam bây giờ đang thiếu tiền, thiếu vốn, muốn kêu gọi Việt kiều cũng như các nhà đầu tư ở các nước vào đầu tư, mà nếu vụ này phanh phui ra và bị thất bại thì ảnh hưởng sẽ rất lớn. Chẳng biết ai người ta còn muốn vào Việt Nam đầu tư kiểu này nữa không?” Theo bà Nguyên Bình: “Về lâu dài, phải dân chủ hóa. Phải không được kỳ thị những người giỏi về luật pháp và có kinh nghiệm làm ăn quốc tế. Chứ còn bây giờ cái gì cũng Đảng. Mà Đảng thì không hiểu biết gì về làm ăn kinh tế. Một ông chưa bao giờ đọc một cuốn sách về kinh tế mà lại cứ lãnh đạo và quyết định mọi thứ, thì thua là cái chắc. Không phải thua một ông Trịnh Vĩnh Bình này, mà còn có thể thua rất nhiều trong những vụ làm ăn với châu Âu”.

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nói: “Trước đây đã có thỏa thuận ngoài tòa, nghĩa là Việt Nam đã phải lùi một bước. Lần này liệu còn có đất lùi nữa hay không là tùy vào sự chuẩn bị của đội ngũ luật sư mà trong nước đã phải bỏ tiền ra thuê rất đắt. Nhóm lợi ích thu về được một ít tiền của ông Bình, không biết có nổi dăm triệu không, mà bây giờ nếu phải đền bù có thể lên đến nhiều trăm triệu đôla. Tiền này ai gánh chịu? Người dân và doanh nghiệp Việt Nam đóng thuế ở Việt Nam è cổ bỏ tiền thuê luật sư để cãi cho những người mà chính luật pháp Việt Nam cũng đã bỏ tù họ”.

Sở dĩ ông Bình phải tiến hành vụ kiện thứ 2 là vì Nhà nước CSVN buộc ông phải làm như vậy; là vì họ không thi hành đầy đủ các cam kết với ông Bình theo như Thỏa thuận tại Tòa trọng tài Singapore vào năm 2006, đó là việc trả lại tài sản đất đai và nhà xưởng đã tịch thu của ông Bình. Nên nhớ việc Chính phủ cam kết trả lại tài sản “hợp lý” cho ông Bình theo như Thoả thuận tại Tòa trọng tài Singapore vào năm 2006 không phải là một bản án được phán quyết của Tòa Trọng tài, để được áp dụng hình thức chế tài được hỗ trợ thực hiện bởi bên thứ ba. Có lẽ không có chế tài bởi bên thứ ba là lý do để Chính phủ CSVN "làm lơ" không thực hiện đầy đủ cam kết của mình đối với ông Bình; và ông Bình không thể nhờ một bên thứ ba chế tài Chính Phủ VN để thi hành cái Thỏa thuận đã ký ở Singapore. Vì vậy ông Bình phải đi kiện lại, ra Tòa trọng tài, nhằm có một bản án chính thức để đảm bảo cho sự chế tài được hỗ trợ bởi bên thứ ba. Lần này, khi bản án được xét xử theo thủ tục tố tụng được Tòa Trọng tài ở Paris đưa ra, nó sẽ có giá trị thi hành ở hơn 150 quốc gia đã tham gia ký kết Công ước New York 1958 công nhận và thi hành phán quyết của Tòa trọng tài. Lúc đó, luật sư của ông Bình sẽ truy tìm tiền và tài sản của Chính phủ CSVN nằm trên lãnh thổ của 150 quốc gia này để yêu cầu Tòa án ở quốc gia ấy phong tỏa tài sản và nhờ thi hành bản án của Tòa trọng tài.

Chuyện Nhà nước CSVN “làm lơ” không thi hành thỏa hiệp ở Singapore khiến số tiền chỉ từ 150 ngàn đô la với tiền bồi thường tài sản có thể vài chục triệu đô la, nay lên tới 2,25 tỷ đô la. Nó khiến dư luận không quên cái tham thành “thâm” của CSVN trong 2 vụ án trước đây. Đó là:

  1. Vụ Liên Đoàn Bóng đá VN thua vì tham và "thiếu hiểu biết" luật quốc tế:

Vụ việc bắt đầu khi Liên Đoàn Bóng đá VN sa thải ông Letard vào năm 2002. Ban đầu ông Letard đã khiếu nại vụ việc lên Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới (FIFA) để yêu cầu Việt Nam bồi thường vì đã vi phạm hợp đồng. FIFA ra quyết định giải quyết khiếu nại với kết luận nghiên về phía Việt Nam, xử thua ông Letard. Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của FIFA, ông Letard đã khởi kiện ra Tòa Trọng tài Thể thao ở Thụy sĩ. Tòa Trọng tài Thể thao thụ lý vụ việc và thông báo cho Liên Đoàn Bóng Đá VN biết và yêu cầu Liên đoàn bóng đá VN cung cấp thông tin vụ việc, cũng như phản hồi các cáo buộc của ông Letard. Nhưng Liên đoàn bóng đá Việt Nam không chịu cung cấp thông tin theo yêu cầu của tòa. Thậm chí khi được triệu tập đến phiên tòa để xét xử Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam cũng chẳng thèm tham dự.
Lý do của việc “không quan tâm đến vụ kiện” là do các quan chức lãnh đạo của Liên đoàn Bóng đá VN khi đó cho rằng đã có kết quả giải quyết cuối cùng của FIFA, kiện ra Tòa Trọng tài Thể Thao ở Thụy sĩ không phải là phương phức để giải quyết tranh chấp theo như hợp đồng ký kết, nên nó không có giá trị. Với lại kiện ra tòa Thụy Sỹ, nếu thua “ở Việt Nam ta không chấp hành thì làm gì được nhau”. Kết quả là Tòa trọng tài Thể thao xử ông Letard thắng kiện, yêu cầu Liên Đoàn Bóng đá VN bồi thường hợp đồng cho ông Letard với số tiền gần 200 ngàn đô la; nếu không thi hành án thì Liên Đoàn Bóng đá VN sẽ bị cấm tham gia tất cả các giải đấu bóng đá theo hệ thống FIFA trong 2 năm.

  1. Vụ Vietnam Arlines (VNA) thua vì xem thường tòa án quốc tế

Vụ việc bắt đầu với một ông người Ý mang tên Liberati kiện Vietnam Arlines (VNA) ra Tòa án Roma ở Ý, yêu cầu VNA trả tiền chi chí phí cho ông vì VNA đã Ủy quyền cho một Đại lý VNA thuê ông làm việc. Đại lý này bị phá sản, ông đòi tiền VNA. Phiên tòa mở ra, tòa triệu tập nhưng VNA cũng không cử người tham dự vì nó "chả liên quan gì đến ta". Sự vắng mặt của “bị đơn” khiến Tòa án Ý nhanh chóng tuyên Liberati thắng kiện, buộc VNA phải thanh toán cho bên nguyên đơn 1,3 triệu euro. Nhưng VNA “làm lơ”, án này không thi hành được, vì Ý không có gì để chế tài được VNA. Nhưng gần 7 năm sau, năm 2002, luật sư của Liberati phát hiện VNA đang có một tài khoản triệu đô ở nước Pháp. Thi hành ở Ý không được thì nhờ Pháp “thi hành hộ”. Giữa Ý và Pháp đều thuộc khối Liên minh Châu Âu. Đây là một Liên minh gần như nhất thể hóa về chính trị, ngoại giao và tương trợ tư pháp rất chặt chẽ. Thế là tòa án ở Pháp nhanh chóng ra quyết định phong tỏa tài khoản triệu đô của VNA tại Pháp để đảm bảo thi hành án. Điều buồn cười trong vụ này, lúc đầu VNA chỉ bị yêu cầu thanh toán là 1,3 triệu euro, nhưng không chịu thi hành ngay, mà đi thuê luật sư để “gỡ” vụ phong tỏa tài sản ở Pháp, nhưng bất thành. Kết quả cuối cùng là VNA phải thanh toán bồi thường cho ông Liberati 5,2 triệu euro, vì phải thanh toán thêm tiền lãi suất của nhiều năm và thanh toán luôn chi phí luật sư.

Bây giờ đến vụ Trịnh Vĩnh Bình, con đường thua đau dẫn CSVN đến chân tường chuyển hóa lòng tham của từng cấp lãnh đạo sang lối dân chủ pháp trị, nếu không muốn bị sụp đổ, vì sức đẩy của toàn dân “Chống Tài Diệt Việt Cộng” càng lúc càng dâng cao.

Hẹn con thư sau,
Giáo Già

(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

CXN_091417_12 712_ Nếu Nguyễn Xuân Sơn là chủ xị vụ tham nhũng này và bị kết án tử hình thì Đinh La Thăng có phá vỡ kỷ lục bản án dài nhất thế giới ở Mỹ hay không ??? Bản án dài nhất thế giới là dài bao nhiêu và bao nhiêu lần tử hình cho một người ??? (historic courtcase, NX Sơn PVN, HV Thắm Ocean bank, Tram Be Sacombank, jailing Tram Be, recession getting worse, dismantling of the administ ration, electricity and petrol taxes to increase, CPI’s, the final collapse, system crumple, the economy is ceasing to operate, bế tắc KT, idiotic PM, 2016-2020 restructuring, bell tolled): Đề nghị án tử hình với Nguyễn X uân Sơn, chung thân với Hà Văn Thắm

Châu Xuân Nguyễn
xx
https://www.expertbail.com/resources/expertbail-blog/the-longest-jail-sentence-in-the-us

The Longest Jail Sentence in the US

Monday, September 26, 2011

What is the longest jail sentence ever handed down to someone in the US?

ExpertBail trivia

The longest jail sentence ever handed down in the US was received in 1981 by Dudley Wayne Kyzer of Tuscaloosa. He received 10,000 years plus two life sentences for killing three people.

xxx

Dịch bởi Google

Bản án dài nhất ở Hoa Kỳ
Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2011

Câu án tù dài nhất từng được truyền lại cho ai đó ở Hoa Kỳ?

Tin chuyên ngành

Câu án dài nhất từng được đưa ra tại Hoa Kỳ đã được nhận vào năm 1981 bởi Dudley Wayne Kyzer của Tuscaloosa. Ông đã nhận được 10.000 năm cộng thêm hai án tử hình vì giết chết ba người.

xxxxxxxxxhttp://vietnamfinance.vn/de-nghi-an-tu-hinh-voi-nguyen-xuan-son-chung-than-voi-ha-van-tham-20170914102743218.htm

Đề nghị án tử hình với Nguyễn Xuân Sơn, chung thân với Hà Văn Thắm

14-09-2017

(VNF) – Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị tuyên án tử hình với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Chủ tịch HĐTV PVN và chung thân với bị cáo Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank.

Đề nghị án tử hình với Nguyễn Xuân Sơn, chung thân với Hà Văn ThắmBị cáo Hà Văn Thắm (trái) bị đề nghị án chung thân, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (phải) bị đề nghị án tử hình

Hôm nay (14/9), Tòa án nhân dân Hà Nội tiếp tục xét xử 51 bị cáo trong đại án OceanBank.

VKSND Tối cao đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Sơn 16-18 năm về tội Cố ý làm trái, án chung thân về tội Lạm dụng tín nhiệm, án tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt là tử hình.

Bị cáo Hà Văn Thắm bị đề nghị phạt 19-20 năm tù về tội Cố ý làm trái, 18-20 năm tù do vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, 20 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm, tù chung thân do Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt là tù chung thân.

Nguyên Tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Minh Thu bị đề nghị 24-27 năm tù. Nguyên Phó Tổng giám đốc Nguyễn Văn Hoàn bị đề nghị 20-24 năm.

Bị cáo Lê Thị Thu Thuỷ bị đề nghị 11-12 năm tù. Bị cáo Phạm Công Danh 16-17 năm tù, bị cáo Hứa Thị Phấn 17-18 năm tù.

Riêng bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương – nguyên Phó Tổng giám đốc OceanBank – trực tiếp chi hơn 200 tỷ đồng lãi suất ngoài hợp đồng nhưng bị bệnh hiểm nghèo nên TAND Hà Nội đã tạm đình chỉ vụ án.

Đại diện VKS đánh giá hành vi của các bị cáo tại vụ án này đã gây "ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của OceanBank cũng như thị trường tiền tệ".

Trước đó, đại diện VKS đã xác định bị cáo Nguyễn Xuân Sơn lợi dụng chức vụ của mình và lợi thế của PVN là cổ đông chiến lược, yêu sách áp đặt chi lãi ngoài. Bị cáo đã nhận chiếm đoạt số tiền lớn.

Hành vi đó gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, gây hình ảnh xấu cho PVN, gây phẫn nộ trong quần chúng nhân dân.

Trong quá trình điều tra, bị cáo chưa thành khẩn khai báo, quanh co chối tội, nhằm trốn tránh trách nhiệm, thái độ coi thường pháp luật, thách thức pháp luật. Cần xử lý nghiêm khắc, nhằm đảm bảo răn đe phòng chống tội phạm.

VKS cũng cho rằng, các tình tiết giảm nhẹ cho Nguyễn Xuân Sơn như có nhiều thành tích đóng góp cho ngành dầu khí, chưa có tiền án, tiền sự chưa đủ để giảm mức án.

Đối với bị cáo Hà Văn Thắm, xuất phát từ động cơ cá nhân và chịu áp lực từ PVN, bị cáo Thắm đã thực hiện chủ mưu khởi xướng việc chi lãi ngoài, hành vi của bị cáo rất tinh vi thông qua hoạt động kế toán. Thắm là người giúp sức cho Sơn thực hiện hành vi tham nhũng.

VKS nhìn nhận, Thắm không thành khẩn khai báo, đồng thời đề nghị một mức án nghiêm khắc đối với Thắm.

Đối với bị cáo Nguyễn Minh Thu, bị cáo biết rõ thu phí BSC và chi lãi ngoài là trái pháp luật nhưng vẫn nhận và thực hiện theo chỉ đạo. Trong quá trình điều tra bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Minh Tâm

Bài của anh Ngô Kỷ : “Thân cộng” James Du quay ra chống cộng, “Quốc Gia” Phát Bùi lại bưng b ô cộng sản

https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/jd41_zpsqprp8o3p.jpg
(Bolsa 9-9-2017)

Little Saigon ngày 13 tháng 9 năm 2017

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Hôm nay tôi không viết dài, chỉ xin gởi đến quý vị 2 cái Youtube, cái thứ nhất thì Nhà báo Trần Nhật Phong phỏng vấn tôi trong chương trình Live Stream, và cái thứ nhì thì tôi phỏng vấn Anh James Du, một nhân vật gây khá nhiều ồn ào và đụng chạm cộng đồng trong quá khứ vì khác biệt quan điểm chính trị. Tôi xin khỏi trình bày dài dòng vì tin rằng khi quý vị xem và nghe trọn vẹn 2 Youtube này thì quý vị sẽ hiểu rõ vấn đề.

Chỉ một điều tôi xin lưu ý ra đây là trong khi Anh James Du từng là nhân vật ủng hộ cộng sản Việt Nam, thì nay Anh James Du lại quay ra lên án, chửi bới, chống đối cộng sản Việt Nam mạnh mẽ, trong khi đó thì trái lại tên Phó thị trưởng Garden Grove Phát Bùi, đương thời là chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California thì lại đi "bưng bô" cho cộng sản Việt Nam và Tàu cộng, phản bội cộng đồng. Lý do là vì Phát Bùi có cơ sở thương mại, hắn muốn tạo giao hảo tốt đẹp với cộng sản Việt Nam và Tàu cộng để hắn làm ăn hưởng lợi, mà không quan tâm gì đến lý tưởng Quốc Gia và lập trường chống cộng sản của cộng đồng. Tôi có kèm theo một số bài viết cũ, tài liệu, phim ảnh để quý vị tham khảo tận tường về sự lưu manh, điếm đàng, khốn nạn, tráo trở và phản quốc của tên "chủ tịch cộng đồng" Phát Bùi này.

Trong thời gian tới, tôi sẽ trở lại việc lột mặt nạ Phan Kỳ Nhơn, chủ tịch Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản Và Tay Sai, Lê Văn Sáu, chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, Bùi Đẹp, chủ tịch Tập Thể Chiến Sĩ VNCH và tập đoàn, bè lũ đã thông đồng, cấu kết và bao che cho Việt gian Phát Bùi trong việc "bưng bô" cộng sản Việt Nam và Tàu cộng, đi ngược ý nguyện của tập thể người Việt tỵ nạn tại Little Saigon nói riêng và hải ngoại nói chung. Đã đến lúc phải quét sạch cộng đồng để lành mạnh hóa cộng đồng, có như thế thì mới mong chiến thắng cộng sản được. Bất cứ nhân vật nào, kẻ nào, tổ chức nào, hội đoàn nào mà đê hèn, bẩn thỉu, sợ hãi mà không dám đối đầu với Việt gian Phát Bùi, thì hãy giải tán các tổ chức, hội đoàn, đảng phái mang nhãn hiệu chống cộng đi, đừng lợi dụng danh xưng cao cả và lý tưởng này mà nhục nhả. Bọn này chỉ là một lũ vô liêm sỉ mà thôi.

Trân trọng,

Ngô Kỷ
ngokycali
(714) 404-7022

Mời quý vị bấm Link dưới:

Trực tiếp: Trần Nhật Phong với khách mời: Live Stream ngày 8/9/2017 – Thứ sáu (40 phút)

https://www.youtube.com/watch?v=GVb0v4jGRl0&feature=youtu.be

youtube.png

Trực tiếp: Trần Nhật Phong với khách mời: Live Stream ngày 8/9/2017 – Thứ sáu

Đọc Báo Vẹm 545 – 546 – Đáp Lời Sông Núi 8/9/2017 Khai dân trí – | Ca sĩ Anh Chi – | – Hoàng Ngọc Diêu – | – Huỳ…

https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%203/d4_zpsdzfrla9h.jpg

https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/jd22_zpsuozsszom.jpg

Mời bấm Link dưới:

Ngô Kỷ phỏng vấn James Du chửi Đ.M. Đảng Cộng Sản VN (28 phút)

https://www.youtube.com/watch?v=HBfCixbv0SE

youtube.png

Ngô Kỷ phỏng vấn James Du chửi Đ.M. Đảng Cộng Sản VN

Ngô Kỷ phỏng vấn James Du chửi Đ.M. Đảng Cộng Sản VN

https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%203/d2_zpse32z4l59.jpg

Anh James Du viết Status trong Facebook của Linh Mục Nguyễn Duy Tân:

https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%203/d25_zpspwrkwp50.jpg

https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%203/d22_zpsyi5dyfon.jpg

https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%203/d26_zpsxxr4hmg7.jpg

Các hành động của Anh James Du trong quá khứ:

https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/jd13_zpsywdgiqve.jpg

https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/jd14_zpsbnu9zrnb.jpg

https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/jd3_zpsmp1hn0sw.jpg
https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/jd2_zps6iytvldc.jpg
https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/jd5_zpslrm8itac.jpg

https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/jd6_zpsvscku1hm.jpg
https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/jd7_zpsuvom2f5b.jpg
https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/jd9_zpssrind1nf.jpg

Anh James Du từng lên án, chống đối Ngô Kỷ nhiều lần trong quá khứ:

(Trích)

Vệ Binh Đỏ của Tử Cấm Thành Bolsa

Posted on April 10, 2011
James Du

"……… Bây giờ, xin có vài lời riêng với ông công an phường Ngô Kỷ.Công tâm mà nói, dạo sau này ông Ngô Kỷ có phần thay đổi. Ngô Kỷ thay đổi từ quá khích sang cực đoan. Sự thật bản chất của Ngô Kỷ sẽ khó thay đổi. Chẳng qua phải làm như thế vì tư thế chính trị của ông. Ông Ngô Kỷ thừa biết, chỗ sống sót an toàn còn lại cho ông là báo Việt Weekly. Ngô Kỷ phải bám chặt, vì nếu buông ra, đại dương Bolsa sẽ nhận chìm và cá mập sẽ đớp xác ông. Ngô Kỷ phải nhớ rằng, người thẩy phao cứu mạng ông hiện giờ là nhà phù thủy khét tiếng trong làng báo. Chơi với phù thủy, một là phải cao tay ấn hai là phải suốt chịu làm kiếp âm binh. Nếu không mất mạng như chơi. Ngô Kỷ thường hay sử dụng chiêu bài nổi nóng và chưởi rủa lớn để khỏa lấp sự yếu kém về mặt lý luận và để hù dọa những ai yếu bóng vía. Vậy mà cũng có người sợ vãi đái khi bị Ngô Kỷ đập bàn la hét ở studio chụp hình của Trịnh Quang Linh. Người này chỉ dám hùng hổ và ăn hiếp tui thôi!

Gần đây trong bữa tiệc, Ngô Kỷ còn tuyên bố một câu xanh rờn “càng nổi nóng tôi càng khôn ngoan hơn.” Chắc chỉ có mình Ngô Kỷ lý luận lạ lùng thế này! Theo kinh nghiệm, giận mất khôn. Theo y khoa nếu quá nóng giận, tim đập mạnh, không kiểm soát được mình, máu bơm nhanh hơn và đôi khi thiếu oxygen ở não khiến bị đột quị và bị coma. Chẳng bao lâu bị quay táng. Nếu điều này xảy ra, Việt Weekly phải bỏ một trang quảng cáo thay cho một trang phân ưu chia buồn. Nghĩ ra cũng thiệt thòi cho báo Việt Weekly. Mong ông Ngô Kỷ xét lại lối suy nghĩ này. Vì một trang quảng cáo màu đủ một vé máy bay hạng thương mại cho ông chủ nhiệm Lê Vũ đi Việt Nam."(ngưng trích)

Mời bấm Link dưới, xem và nghe nghị viên Bùi Phát bỏ phiếu YES
ủng hộ việc hướng dẫn phái đoàn đi Thượng Hải, Tàu cộng ký kết làm ăn

Phat Bui bo phieu thuan cho Garden Grove di Tau cong lam an
https://www.youtube.com/watch? v=pZldqqTDLd0&feature=youtu.be

Việt gian Phát Bùi ngồi cùng bàn tiệc với Đại sứ Việt cộng có lá cờ máu Việt cộng

pqv2221_zpsxafkhgxt.jpg

Việt gian Phát Bùi (mũi tên) ngồi cùng bàn tiệc với Đại sứ Việt cộng Phạm Quang Vinh,
Tổng lãnh sự Việt cộng Trần Thị Hiếu Hạnh, Việt gian Đinh Viết Tứ, Việt gian Phùng Tuệ Châu v.v…

pqv54_zpsrf5yegid.jpg

Hai mũi tên là: Đại sứ cộng sản Việt Nam Phạm Quang Vinh (đứng) và Bùi Phát (ngồi),
nhìn kỹ thì thấy giữa bàn tiệc là lá cờ máu CSVN màu đỏ sao vàng (trong khoanh tròn.)

dss23_zpsfca0gwl8.jpg

dss24_zpszyzlmv61.jpg

dss22_zps6dilxrt0.jpg

dss41_zps85geb0ix.jpg

Việt gian Bùi Phát, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali
dự tiệc với đại sứ CSVN Phạm Quang Vinh

pqv63_zpsddckeiin.jpg

Xin bấm các Link:

http://chauxuannguyen.org/2017/05/30/viet-cong-phan-doi-ngo-ky-xuc-pham-ho-chi-minh-va-dang-cong-san-viet-nam/

Việt cộng phản đối Ngô Kỷ xúc phạm Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam

s1_zpsylzz5kwn.jpg

James Du từng lên TV chống đối Ngô Kỷ vì cho rằng Ngô Kỷ lên án
Hồ Chí Minh là đi quá trớn, "vi phạm" tự do ngôn luận:

James Du Lê Vũ: Ngô Kỷ, Phố Bolsa TV, báo chí, và Tự do Ngôn luận (1)

https://www.youtube.com/watch?v=hZpJMmdFCTs

https://i0.wp.com/i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%203/d3_zpseaqmlkn2.jpg

youtube.png

James Du Lê Vũ: Ngô Kỷ, Phố Bolsa TV, báo chí, và Tự do Ngôn luận (1)

Cái nhìn về báo chí và tự do ngôn luận liên quan đến vấn đề Ngô Kỷ chửi lãnh tụ Hồ Chí Minh trên kênh YouTube Ph…

James Du Lê Vũ: Ngô Kỷ, Phố Bolsa TV, báo chí, và Tự do Ngôn luận (2)

https://www.youtube.com/watch?v=RDXNy17hvJ8

youtube.png

James Du Lê Vũ: Ngô Kỷ, Phố Bolsa TV, báo chí, và Tự do Ngôn luận (2)

Cái nhìn về báo chí và tự do ngôn luận liên quan đến vấn đề Ngô Kỷ chửi lãnh tụ Hồ Chí Minh trên kênh YouTube Ph…

Phùng Tuệ Châu và Nguyễn Phương Hùng lên TV
phản đối Ngô Kỷ vì Ngô Kỷ lên án Hồ Chí Minh:

KBCHN-TQH chữ THẰNG PBTV 05-10-2014 (P1)

https://www.youtube.com/watch?v=npYueoIq0SQ

youtube.png

KBCHN-TQH chữ THẰNG PBTV 05-10-2014 (P1)

Chương trình KBCHN tháng 10/2014 phối hợp với TQH nói về chữ THẰNG trên Phố Bolsa TV

KBCHN TQH chữ THẰNG PBTV 5 10 2014 P2

https://www.youtube.com/watch?v=Y-ITkKY-f_g

youtube.png

KBCHN TQH chữ THẰNG PBTV 5 10 2014 P2

KBCHN tháng 10 thời sự sinh hoạt cộng đồng với sự hợp tác của bà Phùng Tuệ Châu của chương trình Tiếng Quê Hương

KBCHN-TQH chữ THẰNG PBTV 5-10-2014 (P3 và Hết)

https://www.youtube.com/watch?v=wdkHBK38jis

youtube.png

KBCHN-TQH chữ THẰNG PBTV 5-10-2014 (P3 và Hết)

Chương trình KBCHN tháng 10/2014 phối hợp với TQH nói về chữ THẰNG trên Phố Bolsa TV

Các Youtube liên quan đến quan điểm, hoạt động của Ngô Kỷ về nhiều lãnh vực khác nhau:

Tiểu sử Ngô Kỷ

https://www.youtube.com/watch?v=WxgRtgM8JOM&t=1s

youtube.png

Tiểu sử Ngô Kỷ

Tiểu sử Ngô Kỷ

Tiểu sử, nhân sinh quan, và hoạt động chính trị của Ngô Kỷ (Phần 1)

http://baivietchongvietgian.blogspot.com/2016/02/tieu-su-nhan-sinh-quan-va-hoat-ong.html

Tiểu sử, nhân sinh quan, và hoạt động chính trị của Ngô Kỷ (Phần 1)

Tiểu sử, nhân sinh quan, và hoạt động chính trị của Ngô Kỷ Ngô Kỷ và hai "chiến hữu mạng&qu…

Tiểu sử, nhân sinh quan, và hoạt động chính trị của Ngô Kỷ (Phần 2)

http://baivietchongvietgian.blogspot.com/2016/02/tieu-su-nhan-sinh-quan-va-hoat-ong_6.html

Tiểu sử, nhân sinh quan, và hoạt động chính trị của Ngô Kỷ (Phần 2)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ TRONG DÒNG CHÍNH HOA KỲ CỦA NGÔ KỶ TỪ NĂM 1988 …

Ngụy Vũ đài NVR phỏng vấn Ngô Kỷ về Ô.Phan Kỳ Nhơn và Phát Bùi

https://www.youtube.com/watch?v=oBiu0_8THVs

youtube.png

Ngụy Vũ đài NVR phỏng vấn Ngô Kỷ về Ô.Phan Kỳ Nhơn và Phát Bùi

Ngụy Vũ đài NVR phỏng vấn Ngô Kỷ về Ô.Phan Kỳ Nhơn và Phát Bùi

Đại sứ VN tại Nga và ông Ngô Kỷ ở Mỹ đã đối thoại với nhau như thế nào?

https://www.youtube.com/watch?v=gQ88XHdmGbU

youtube.png

Đại sứ VN tại Nga và ông Ngô Kỷ ở Mỹ đã đối thoại với nhau như thế nào?

Đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn và ông Ngô Kỷ ở Little Saigon đã đối thoại với nhau như thế nào?

BBC:
‘Đừng nghe những gì Mỹ nói’

https://www.youtube.com/watch?v=ACpmCF3PIB0

youtube.png

‘Đừng nghe những gì Mỹ nói’

Đã có cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng trăm người Mỹ gốc Việt trước Tòa Bạch Ốc vào ngày 07/07 khi Tổng t…

Ông Ngô Kỷ: "Chúng ta có gửi một triệu thỉnh nguyện thư cũng không ăn thua gì hết!"

https://www.youtube.com/watch?v=UeKuxERpemI

youtube.png

Ông Ngô Kỷ: "Chúng ta có gửi một triệu thỉnh nguyện thư cũng không ăn …

Ý kiến của ông Ngô Kỷ về chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng: "Mỹ và Cộng Sản bây…

Ông Nguyễn Mạnh Cường nhận xét như thế nào về ông Ngô Kỷ?

https://www.youtube.com/watch?v=0P4bDUYj6i8

youtube.png

Ông Nguyễn Mạnh Cường nhận xét như thế nào về ông Ngô Kỷ?

Ông Nguyễn Mạnh Cường nói về ông Ngô Kỷ: "Nếu gọi Bolsa là một sân khấu Broadway của người Việt hải ngoại, …

Mặc áo mang hình cờ đỏ sao vàng ra Bolsa, chuyện gì sẽ xảy ra?

https://www.youtube.com/watch?v=w8sON_duPK8&t=16s

youtube.png

Mặc áo mang hình cờ đỏ sao vàng ra Bolsa, chuyện gì sẽ xảy ra?

Mặc áo mang hình cờ đỏ sao vàng ra Bolsa, chuyện gì sẽ xảy ra?

Ngày 30 tháng 4: Giải phóng, Thống nhất, Quốc hận, hay Mất nước?

https://www.youtube.com/watch?v=AvblNH6UKDQ

youtube.png

Ngày 30 tháng 4: Giải phóng, Thống nhất, Quốc hận, hay Mất nước?

Những ý kiến từ Bolsa về ngày 30/4: Ngày Sài Gòn sụp đổ, ngày giải phóng miền nam, ngày thống nhất đất nước, ngà…

Ngô Kỷ phản đối đại sứ Mỹ Ted Osius xúc phạm cờ Vàng

https://www.youtube.com/watch?v=OYHRHH7x6dg

youtube.png

Ngô Kỷ phản đối đại sứ Mỹ Ted Osius xúc phạm cờ Vàng

Ngô Kỷ phản đối đại sứ Mỹ Ted Osius xúc phạm cờ Vàng

Ôn Ngô Kỷ phản đối Đại sứ Ted Osius từ chối chụp hình với cờ vàng p1

https://www.youtube.com/watch?v=g5x7Xqd0xhE

youtube.png

Ôn Ngô Kỷ phản đối Đại sứ Ted Osius từ chối chụp hình với cờ vàng p1

Ngô Kỷ phản đối Đại sứ Ted Osius từ chối chụp hình với cờ vàng p1

Ngô Kỷ phản đối Đại sứ Ted Osius từ chối chụp hình với cờ vàng p2

https://www.youtube.com/watch?v=JpDNzq9_ceU

youtube.png

Ngô Kỷ phản đối Đại sứ Ted Osius từ chối chụp hình với cờ vàng p2

Ngô Kỷ phản đối Đại sứ Ted Osius từ chối chụp hình với cờ vàng p2

Ý kiến ông Ngô Kỷ về sự kiện VN được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ

https://www.youtube.com/watch?v=eHzfPhOdpPU

youtube.png

Ý kiến ông Ngô Kỷ về sự kiện VN được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ

Ý kiến ông Ngô Kỷ về sự kiện Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc: "Tôi nghĩ là Hội…

"Xung đột giữa Trung Cộng và CSVN khó xảy ra!" — Ngô Kỷ

https://www.youtube.com/watch?v=tftHMnoNZhc

youtube.png

"Xung đột giữa Trung Cộng và CSVN khó xảy ra!" — Ngô Kỷ

Ông Ngô Kỷ nhận định về vụ tàu Trung Quốc lại xâm phạm lãnh hải Việt Nam (phần 1): "Xung đột giữa Trung Cộn…

"Hải ngoại phải hổ trợ đồng bào trong nước giải thể đảng CS." — Ngô Kỷ

https://www.youtube.com/watch?v=jP1C4SFEKho&t=331s

youtube.png

"Hải ngoại phải hổ trợ đồng bào trong nước giải thể đảng CS." — N…

Ông Ngô Kỷ nhận định về vụ tàu Trung Quốc lại xâm phạm lãnh hải Việt Nam (phần 2): "Hải ngoại phải hổ trợ đ…

Viết về Cha Ngô Kỷ nhân ngày Father’s Day

https://www.youtube.com/watch?v=zPl8xs7b9gQ&t=1s

youtube.png

Viết về Cha Ngô Kỷ nhân ngày Father’s Day

Viết về Cha Ngô Kỷ nhân ngày Father’s Day

Mother’s Day, nỗi lòng của đứa con mồ côi mẹ lẫn cha (Ngô Kỷ)

https://www.youtube.com/watch?v=SPGhiYKMZlQ&t=7s

youtube.png

Mother’s Day, nỗi lòng của đứa con mồ côi mẹ lẫn cha (Ngô Kỷ)

Mother’s Day, nỗi lòng của đứa con mồ côi mẹ lẫn cha (Ngô Kỷ)

Nhung Dong Minh Anh Hung Tran Minh doc Ngo Ky dich

https://www.youtube.com/watch?v=ntMVzXZ95bA

youtube.png

Nhung Dong Minh Anh Hung Tran Minh doc Ngo Ky dich

My chu muu giet TT.Ngo Dinh Diem

https://www.youtube.com/watch?v=oar-3bvfNWQ&t=625s

youtube.png

My chu muu giet TT.Ngo Dinh Diem

My chu muu giet TT.Ngo Dinh Diem

Ngo Dinh Diem

https://www.youtube.com/watch?v=hgYWfCxcL5Y&t=135s

youtube.png

Ngo Dinh Diem

"Ngay đến trước khi chết mà ông N.C. Kỳ cũng chưa sáng mắt ra!" — Ngô Kỷ

https://www.youtube.com/watch?v=O0-k3rStwN0

youtube.png

"Ngay đến trước khi chết mà ông N.C. Kỳ cũng chưa sáng mắt ra!" …

Ông Ngô Kỷ nói về cố thủ tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ (phần 1): "Ngay đến trước khi chết mà ông cũng chưa sáng …

"Trong lịch sử thế giới chưa có ai phủ ba lá cờ khi chết hết!" — Ngô Kỷ

https://www.youtube.com/watch?v=nwZC2mkYW9M

youtube.png

"Trong lịch sử thế giới chưa có ai phủ ba lá cờ khi chết hết!" –…

Ông Ngô Kỷ nói về cố thủ tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ (phần 2): "Tôi nghĩ trong lịch sử thế giới chưa có ai phủ…

"Tôi ác với kẻ thù, nhưng có tâm với cộng đồng và đất nước!" – Ngô Kỷ

https://www.youtube.com/watch?v=F3YwdQlRNIo

youtube.png

"Tôi ác với kẻ thù, nhưng có tâm với cộng đồng và đất nước!" – N…

Ông Ngô Kỷ nói về tang lễ cố thủ tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ (phần 2): "Tôi ác với kẻ thù, nhưng có tâm với cộ…

Hoạt động chính trị Hoa Kỳ của Ngô Kỷ năm 1988

https://www.youtube.com/watch?v=cGMN3A9GUGw

youtube.png

Hoạt động chính trị Hoa Kỳ của Ngô Kỷ năm 1988

Hoạt động chính trị Hoa Kỳ của Ngô Kỷ năm 1988

Anh Ngô Kỷ dạy bọn Cali làm truyền thông: Nói với truyền thông Việt ngữ: “Đệ Tứ Quyề n cao quý nhưng cũng lắm trách nhiệm”

http://chauxuannguyen.org/2017/04/07/anh-ngo-ky-day-bon-cali-lam-truyen-thong-noi-voi-truyen-thong-viet-ngu-de-tu-quye-n-cao-quy-nhung-cung-lam-trach-nhiem/

Anh Ngô Kỷ dạy bọn Cali làm truyền thông: Nói với truyền thông Việt ngữ: “Đ…

“Hãy lột mặt nạ chúng” Photoshop do các bạn trẻ “chống cộng” ở Âu Châu làm tặng Little Saigon ngày 2 tháng 4 năm…

Mời bấm vào các Links để đọc các bài viết cũ liên quan đến Việt gian Phát Bùi, "Thái Thượng Hoàng" Phan Kỳ Nhơn và băng đảng phản bội cộng đồng tỵ nạnhttp://chauxuannguyen.org/2017/03/23/anh-ngo-ky-viet-gian-phat-bui-chu-tich-cdnvqg-nam-cali-lo-ro-ban-mat-lien-he-viet-c-ong/ Anh Ngô Kỷ: Việt gian Phát Bùi, Chủ tịch CĐNVQG Nam Cali “lộ rõ bản mặt” li… Kính gởi CXN để kính tường và xin nhờ phổ biến. Xin cám ơn. Ngô Kỷ Ngô Kỷ minh xác sự “chụp mũ” của băng đảng “Thái Thượng Hoàng” Phan Kỳ Nhơnhttp://chauxuannguyen.org/2017 /03/04/cxn-_030417_12-094_- tui-khong-biet-chuyen-anh-ngo- ky-bi-cam-cua-trg-phien-hop- cong-dong-v-a-tns-janet-nguyen -bi-duoi-khoi-san-thuong-vien- cali-su-kien-nao-xay-ra-trc- ca-hai-deu-kh-ong-chap-nhan- dc/Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali Phát Bùi bị chất vấn "về Việt Nam hay chưa?"https://www.bacaytruc.com/inde x.php?option=com_content&view= article&id=14551:-ch-tch-cng- ng-ngi-vit-quc-gia-nam-cali- phat-bui-b-cht-vn-qv-vit-nam- hay-chaq&catid=34:din-an-c-gi& Itemid=53Ngô Kỷ bị phe đảng Phan Kỳ Nhơn trả thù một cách đốn mạt, đê tiệnhttp://www.truclamyentu.info/v ietnamsea/ngo-ky-bi-phan-ky-nh on-tra-thu.htmlhttp://chauxuannguyen.org/2017 /02/27/buon-cho-cong-dong-nv- o-little-saigon-khi-anh-ngo- ky-vach-mat-viet-gian-bui-phat -thi-ong-phan-ky-nhon-lam-chun g-lao-cho-viet-gian-bi-anh- ngo-ky-vach-mat-thi-lai-dam- ra-oan-thu-va-du-ng-muu-chuoc- he/Ý kiến đồng hương “không tha” Việt gian Phát Bùihttp://chauxuannguyen.org/2017 /02/17/cxn-_021717_12-045_- hoan-ho-anh-ngo-ky-lai-mot-chi en-thang-chong-bon-viet-gian- cs-y-kie-n-dong-huong-khong- tha-viet-gian-phat-bui/Ngô Kỷ minh xác: “Không bao giờ xúc phạm đến tất cả quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”http://chauxuannguyen.org/2017 /02/06/cxn-_020617_12-009_- loi-xin-loi-cua-cxn-den-anh-ng o-ky-ma-sao-nien-truong-bui-tr ong-nguye-n-khoa-18-thu-duc-co -the-bia-dat-trang-tron-nhu-va y-tat-ca-nhung-gi-han-viet-tro ng-emai-l-ngo-ky-minh/Ngụy Vũ (Đài NVR) phỏng vấn Ngô Kỷ về Ô. Phan Kỳ Nhơn “bao che” Vg. Phát Bùihttps://www.youtube.com/watch? v=oBiu0_8THVs&feature=youtu.behttp://chauxuannguyen.org/2017 /01/31/anh-ngo-ky-nguy-vu-dai- nvr-phong-van-ngo-ky-ve-o-phan -ky-nhon-bao-che-vg-phat-bui/Đả đảo “Thái Thượng Hoàng” Phan Kỳ Nhơn “bao che” Việt gian Phát Bùihttp://chauxuannguyen.org/2017 /01/23/anh-ngo-ky-da-dao-thai- thuong-hoang-phan-ky-nhon-bao- che-vg-phat-bui/Thông Cáo của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ về việc Bùi Phát ngồi ăn tiệc với đại sứ Việt cộng Phạm Quang VinhCĐNVQGHK – Thông cáo về việc ông Bùi Phát chủ tịch CĐNVQG Nam Cali gặp đại sứ Việt cộng https://tienggoicongdan.com/20 17/01/15/cdnvqghk-thong-cao-ve -viec-ong-bui-phat-chu-tich-cd nvqg-nam-cali-gap-dai-su-viet- cong/Việt gian Phát Bùi mướn “ca nô” Hương Lan hát gây quỹ Diễn Hành Tết Đinh Dậu 2017http://chauxuannguyen.org/2017 /01/13/viet-gian-phat-bui-muon -ca-no-huong-lan-hat-gay-quy- dien-hanh-tet-dinh-dau-2017/City Garden Grove hủy bỏ đi Tàu cộng, VG. Phát Bùi tức “hộc máu”http://chauxuannguyen.org/2017 /01/15/anh-ngo-ky-city-garden- grove-huy-bo-di-tau-cong-vg- phat-bui-tuc-hoc-mau/Bằng chứng Việt gian Phát Bùi ăn tiệc với Đại sứ Việt cộng Phạm Quang Vinhhttp://chauxuannguyen.org/2017 /01/10/anh-ngo-ky-bang-chung- viet-gian-phat-bui-an-tiec- voi-dai-su-viet-cong-pham- quang-vin-h/Mưu đồ bưng bô Tàu cộng của chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali Phát Bùi sẽ bị đánh tanhttp://chauxuannguyen.org/2017 /01/08/anh-ngo-ky-muu-do-bung- bo-tau-cong-cua-chu-tich-cd- phat-bui-se-bi-danh-tan/Chống Nghị viên Phát Bùi, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali để bảo vệ thành trì chống cộnghttp://chauxuannguyen.org/2016 /12/27/chong-nv-phat-bui-chu- tich-cdnvqg-nam-cali-de-bao- ve-thanh-tri-chong-cong/Việt cộng lợi dụng tang lễ bà Đặng Tuyết Mai dựng lại xác chết Nguyễn Cao Kỳhttp://chauxuannguyen.org/2017 /01/03/viet-cong-loi-dung-tang -le-ba-dang-tuyet-mai-dung- lai-xac-chet-nguyen-cao-ky/Phát Bùi, Phan Kỳ Nhơn liên hệ "Thủ Tướng Đào Minh Quân và Chính Phủ QGVNLT từ lâuhttp://www.truclamyentu.info/v ietnamsea/bui-phat_phan-ky-nho n_dao-minh-quan-cong-tac-voi- nhau-tu-lau.html Ông Phan Kỳ Nhơn và "Thủ Tướng" Đào Minh Quân hợp tác chính sách "Việt Không Giết Việt"???http://www.truclamyentu.info/v ietnamsea/phan-ky-nhon_dao-min h-quan.htmlPhó Chủ tịch CĐ Nguyễn Bảo tuyên bố "chấm dứt hợp tác với Chủ tịch CĐ Bùi Phát"Phó Chủ tịch CĐ Nguyễn Bảo tuyên bố "chấm dứt hợp tác với Chủ tịch CĐ Bùi Phát" – truclamyentu.info Phó Chủ tịch CĐ Nguyễn Bảo tuyên bố "chấm dứt hợp tác với Chủ tịch CĐ Bùi Phát" – truclamyentu.info Phó Chủ tịch CĐ Nguyễn Bảo tuyên bố

Chuyện cũ : TT Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn báo Der Spiegel về cuốn hồi ký của H enry Kissinger

Đọc mà thấy tức và khinh miệt con KHỈ ĐỘT và tên cáo già Kissinger.

…. “Trong cuốn sách của mình, Kissinger viết rằng: "Biết công nhận những cống hiến của người khác không phải là đặc tính của người Việt."…

Một chính trị gia lão thành và lừng danh như hắn mà phát biểu ngu xuẩn như vậy.

TT Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn báo Der Spiegel về cuốn hồi ký của Henry Kissinger

* Lời giới thiệu của NNC:

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn của tuần báo “Der Spiegel” (số 50, ngày 10/12/1979, xuất bản tại Hamburg , Đức) với cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về cuốn hồi ký của Henry Kissinger. Có thể coi đây là tài liệu lịch sử quan trọng nhất của TT Thiệu, vì kể từ khi sống lưu vong cho đến ngày qua đời (29/9/2001 tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center tại Boston , Massachusetts , Hoa Kỳ), ông rất ít xuất hiện trên báo chí.

Lý do ông chọn để báo “Der Spiegel” phỏng vấn vào ngày 1/12/1979 tại Anh quốc vì đây là tờ báo nổi tiếng của Đức mà nước Đức lại là quê hương của Kissinger. Một số người Mỹ sau này gán cho Kissinger là một kẻ “Tội phạm Chiến tranh” (War Criminal). Đối với một số người Việt tại miền Nam, Kissinger chính là một trong những thủ phạm dẫn đến ngày Sài Gòn sụp đổ, 30/4/1975.

Chỉ vài tuần sau khi bài phỏng vấn xuất hiện trên tờ “Der Spiegel”, Kissinger đã gửi cho TT Thiệu một lá thư riêng (không đề ngày) với lời lẽ rất nhã nhặn để trình bày sự việc trong cuốn hồi ký. Bức thư có đoạn viết:

“Tôi có thể hiểu được sự cay đắng của ngài… Cuốn sách của tôi không ngớt lời ca tụng lòng can đảm và tư cách của ngài… Tôi không trông đợi thuyết phục được ngài nhưng ít nhất tôi có thể tin tưởng rằng lòng hối hận và kính trọng ngài vẫn còn trong tôi.

“Với những lời chúc tốt đẹp nhất.

Henry Kissinger”

* Bản dịch bài phỏng vấn dưới đây từ tiếng Đức sang tiếng Việt do nhà văn Phạm Thi Hoài thực hiện. Hình ảnh trong bài được sưu tầm trên mạng. Bạn đọc có thể tham khảo nguyên bản tiếng Đức tại http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-39685817.html

* Tham khảo thêm: “Tâm tư của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”, bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt bài phỏng vấn của “Der Spiegel”:
https://www.youtube.com/watch?v=f6sSnZQMTwk&list=PLCM0uD_9jBHMmLcpPW0m–gGPjaSBc5Vx

250+1+T%E1%BA%A5m+g%C6%B0%C6%A1ngjpg
Tuần báo “Der Spiegel”

Spiegel: “Thưa ông Thiệu, từ 1968 đến 1973 Hoa Kỳ đã nỗ lực thương lượng hòa bình cho Việt Nam. Trong cuốn hồi ký của mình, ông Henry Kissinger, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã dùng nhiều trang để miêu tả việc ông, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đã chống lại những nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân và dường như là một cuộc chiến để "bóp nát trái tim Hoa Kỳ". Vì sao ông lại cản trở như vậy?”

Nguyễn Văn Thiệu: Nói thế là tuyệt đối vô nghĩa. Nếu tôi cản trở thì đã không có Hiệp định Hòa bình năm 1973 – mặc dù, như ai cũng biết, đó không phải là một nền hòa bình tốt đẹp; hậu quả của nó ở Việt Nam là chứng chỉ rõ ràng nhất. Kissinger đại diện cho chính sách và lợi ích của chính phủ Mỹ. Là Tổng thống Nam Việt Nam, bổn phận của tôi là bảo vệ những lợi ích sống còn của đất nước tôi.

Tôi đã nhiều lần chỉ ra cho Tổng thống Nixon và TS Kissinger rằng, đối với một cường quốc như Hoa Kỳ thì việc từ bỏ một số vị trí không mấy quan trọng ở một quốc gia bé nhỏ như Nam Việt Nam không có gì đáng kể. Nhưng với chúng tôi, đó là vấn đề sinh tử của cả một dân tộc.

***

Spiegel: “Kissinger không phủ nhận rằng cuối cùng ông cũng đồng ý. Nhưng ông ấy cũng nói rằng phải đàm phán lâu như vậy vì ông cản trở nhiều, rằng ông đồng ý với các đề xuất của Mỹ chỉ vì ông chắc mẩm rằng đằng nào thì Hà Nội cũng sẽ bác bỏ.”

Nguyễn Văn Thiệu: Không đúng như vậy. Để chấm dứt một cuộc chiến tranh đã kéo dài gần 30 năm, người ta cần nhiều thời gian hơn là hai, ba ngày hay hai, ba tháng. Tôi hiểu rõ rằng đối với người Mỹ đã đến giúp chúng tôi, đây là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của họ. Có lẽ vì thế mà họ vội vã như vậy. Nhưng điều chúng tôi cần là một nền hòa bình lâu dài.

***

Spiegel: “Kissinger có ý cho rằng ông không thực sự muốn ký kết một thỏa thuận về hòa bình, đúng ra ông ngầm mong phía miền Bắc cũng sẽ cứng đầu như ông. Kissinger viết rằng ông đồng ý với nhiều đề xuất từ phía Mỹ – trong tinh thần sẵn sàng không tuân thủ, chỉ vì trong thâm tâm ông không tin rằng hòa bình sẽ được ký kết. Có phải là trong khi đàm phán, ông đã bịp, với hy vọng là sẽ không bao giờ phải ngửa bài lên?”

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Sao lại có thể nói là một dân tộc đã chịu đựng bao nhiêu đau khổ suốt 30 năm lại muốn kéo dài cuộc chiến? Kissinger muốn xúc tiến thật nhanh mọi việc để Mỹ có thể rút quân và tù binh Mỹ được thả. Mà có lẽ mục đích của chính phủ Mỹ cũng là cao chạy xa bay.. Họ thì có thể bỏ chạy. Nhưng chúng tôi thì phải ở lại Nam Việt Nam .

Chúng tôi có quyền chính đáng để đòi hỏi một hiệp định hòa bình toàn diện. Không phải là vài ba năm hòa bình, rồi sau đó lại 30 năm chiến tranh.

***

Spiegel: “Vậy tại sao ông lại đi trước cả người Mỹ và tự đề nghị Hoa Kỳ rút quân trong cuộc họp tại đảo Midway ở Thái Bình Dương tháng Sáu 1969, theo tường thuật của Kissinger?”

Nguyễn Văn Thiệu: Trước khi họp ở Midway, việc chính phủ Mỹ dự định rút quân đã không còn là điều bí mật. Cho phép tôi nhắc để các ông nhớ lại, tin tức về việc Mỹ sẽ rút một số quân đã loan khắp thế giới, trước cuộc họp ở Midway. Vì sao? Theo tôi, chính phủ Mỹ muốn thả bóng thăm dò, tiết lộ thông tin trước cho báo chí và đẩy chúng tôi vào sự đã rồi.

***

Spiegel: Tức là ông đã nắm được tình hình?

Nguyễn Văn Thiệu: Đúng thế. Cuộc họp ở Midway nhằm hai mục đích. Thứ nhất, cho hai vị tân tổng thống cơ hội làm quen và bàn về đề tài Việt Nam . Điểm thứ hai đã vạch rất rõ là bàn về việc rút những toán quân Mỹ đầu tiên. Tôi đã không hình dung sai điều gì và đã làm chủ tình thế. Không có gì phải lo lắng, và tôi đã rất vững tâm.

***

Spiegel: “Khi đề xuất Mỹ rút quân, ông có thật sự tin rằng Nam Việt Nam có thể chiến đấu một mình và cuối cùng sẽ chiến thắng trong một cuộc chiến mà hơn 540.000 lính Mỹ cùng toàn bộ guồng máy quân sự khổng lồ của Hoa Kỳ không thắng nổi không? Chuyện đó khó tin lắm.”

Nguyễn Văn Thiệu: Không, đề xuất đó không phải của tôi. Tôi chỉ chấp thuận. Tôi chấp thuận đợt rút quân đầu tiên của Mỹ, vì Tổng thống Nixon bảo tôi là ông ấy gặp khó khăn trong đối nội và việc rút quân chỉ mang tính tượng trưng.. Ông ấy cần sự ủng hộ của dư luận và của Quốc hội. Nhưng tôi cũng bảo ông ấy rằng: Ông phải chắc chắn rằng Hà Nội không coi việc bắt đầu rút quân đó là dấu hiệu suy yếu của Hoa Kỳ.

***

Spiegel: Và ông không nghĩ đó là khởi đầu của việc rút quân toàn bộ?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi đã hình dung được rằng, đó là bước đầu tiên để cắt giảm quân số. Nhưng không bao giờ tôi có thể nghĩ Mỹ sẽ rút hẳn và bỏ rơi Nam Việt Nam . Tôi đã trình bày với Tổng thống Nixon rằng việc cắt giảm quân số sẽ phải tiến hành từng bước, như khả năng chiến đấu và việc tiếp tục củng cố Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho phép – tương ứng với những viện trợ quân sự và kinh tế có thể giúp Nam Việt Nam tự đứng trên đôi chân của mình.

Quan trọng hơn, tôi đã bảo ông ấy phải yêu cầu Hà Nội có một hành động tương ứng đáp lại. Phía Mỹ đồng ý với tôi ở mọi điểm; về một sự rút quân từng bước và của cả hai phía…

***

Spiegel: và mang tính tượng trưng?”

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi hiểu rõ rằng cuộc chiến ở Việt Nam cũng là một vấn đề đối nội của Hoa Kỳ. Và Tổng thống Nixon giải thích rằng ông ấy cần một cử chỉ tượng trưng để giải quyết vấn đề đó. Trước đó một tuần tôi đến Seoul và Đài Loan, tôi đã nói với Tổng thống Park Chung Hee và Tổng thống Tưởng Giới Thạch rằng tôi hy vọng việc rút quân sắp bàn với Tổng thống Nixon ở Midway chỉ là một sự cắt giảm quân số mang tính tượng trưng. Song tôi cũng lưu ý rằng nếu Hoa Kỳ muốn rút hẳn thì chúng tôi cũng không thể ngăn cản. Vậy thì đề nghị họ rút quân từng bước, đồng thời viện trợ để củng cố một quân đội Nam Việt Nam hùng mạnh và hiện đại, có thể thay thế người Mỹ, sẽ là hợp lý hơn. Không bao giờ tôi đặt giả thiết là lính Mỹ sẽ ở lại Việt Nam vĩnh viễn.

***

Spiegel: Mỹ vẫn đóng quân ở Hàn Quốc và Tây Đức mà.

Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng chúng tôi là một dân tộc rất kiêu hãnh. Chúng tôi bảo họ rằng, chúng tôi cần vũ khí và viện trợ, nhưng nhiệt huyết và tính mạng thì chúng tôi không thiếu.

***

Spiegel: Ông đánh giá thế nào về tình thế của ông khi ấy? Vài tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird vừa đưa ra một khái niệm mới: "Việt Nam hóa chiến tranh". Trước đây người Mỹ chỉ nói đến việc "phi Mỹ hóa" cuộc chiến. Cái khái niệm mới ấy đã thể hiện rõ dự định rút khá nhanh của người Mỹ rồi, đúng không?

Nguyễn Văn Thiệu: Khi đến Sài Gòn vào tháng Bảy 1969, ông Nixon đã nhắc lại rằng ông ấy cần được sự hậu thuẫn của dư luận trong nước Mỹ. Tôi hiểu ông ấy. Nhưng ông ấy không hề tuyên bố rằng việc rút quân là một lịch trình mang tính hệ thống do sáng kiến của Mỹ. Ông ấy chỉ nói với tôi về những khó khăn trong nước, ở Mỹ, và đề nghị tôi giúp. Ông ấy bảo: "Hãy giúp chúng tôi giúp ông." Tôi đáp: "Tôi giúp ông giúp chúng tôi." Trong lần họp mặt đó, chúng tôi lại tiếp tục bàn về việc rút quân từng bước.

***

Spiegel: “Nhưng không đưa ra một lịch trình cụ thể?”

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Và ông Nixon lại hứa rằng việc rút quân của Mỹ sẽ phải đi đôi với những hành động tương ứng của Bắc Việt và phải phù hợp với khả năng phòng thủ của Nam Việt Nam cũng như phải phù hợp với việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam.

***

Spiegel: “Ở thời điểm đó ông có nhận ra rằng nếu thấy cần thì Mỹ cũng sẽ sẵn sàng đơn phương rút quân không?”

Nguyễn Văn Thiệu: Có, tôi đã ngờ. Nhưng lúc đó tôi vẫn rất vững tâm và tin tưởng vào đồng minh lớn của chúng tôi.

***

Spiegel: Có lẽ ông tin thế là phải. Cuốn hồi ký của Kissinger cho thấy khá rõ rằng chính phủ Nixon không thể dễ dàng "đình chỉ một dự án liên quan đến hai chính phủ, năm quốc gia đồng minh và đã khiến 31,000 người Mỹ phải bỏ mạng, như thể ta đơn giản chuyển sang một kênh TV khác."

Rõ ràng là người Mỹ muốn thoát khỏi Việt Nam bằng con đường đàm phán. Chỉ trong trường hợp cần thiết họ mới muốn đơn phương rút quân. Ông có đưa ra yêu sách nào liên quan đến những cuộc thương lượng giữa Washington và Hà Nội không?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chán ngấy chiến tranh và quyết tâm chấm dứt nó qua đàm phán. Chúng tôi yêu cầu những kẻ xâm lăng đã tràn vào đất nước của chúng tôi phải rút đi. Tất cả chỉ có vậy.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Spiegel: “Ông đã oán trách rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975 chủ yếu là do sau Hiệp định Paris, miền Bắc vẫn được phép đóng quân tại miền Nam. Ông khẳng định rằng mình chỉ chấp nhận sự hiện diện đó của miền Bắc trong quá trình đàm phán, còn sau khi ký kết thì Hà Nội phải rút quân.

Nhưng Kissinger lại khẳng định trong hồi ký rằng ông thừa biết việc Hà Nội sẽ tiếp tục trụ lại ở miền Nam, và cho đến tận tháng Mười 1972 ông cũng không hề phản đối những đề xuất của phía Mỹ liên quan đến điểm này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đó là một lời nói dối hết sức vô giáo dục của Kissinger, rằng tôi chấp thuận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam . Nếu ngay từ đầu tôi đã chấp thuận như Kissinger nói thì lúc ông ấy cho tôi xem bản dự thảo, trong đó không có điều khoản nào về việc rút quân của Bắc Việt, tôi đã chẳng phản đối quyết liệt như thế.

Điểm then chốt nhất mà tôi dốc sức bảo vệ, từ đầu cho đến khi kết thúc đàm phán, chính là yêu cầu Hà Nội phải rút quân. Tôi đã tuyên bố rõ với Kissinger là nếu không đạt được điều đó thì không có ký kết.

Sau nhiều ngày tranh luận gay gắt, cuối cùng ông ta bảo: "Thưa Tổng thống, điều đó là không thể được. Nếu được thì tôi đã làm rồi. Vấn đề này đã đặt ra ba năm trước, nhưng phía Liên Xô không chấp nhận." Tôi hiểu ra rằng chính phủ Mỹ đã nhượng bộ trước yêu sách của Liên Xô, và đó là nỗi thất vọng lớn nhất của tôi.

***

Spiegel: “Có lẽ Liên Xô không thể làm khác, vì Hà Nội không chấp nhận coi Nam Việt Nam là một quốc gia khác, và một thời gian dài họ còn phủ nhận việc họ đã đưa quân đội chính quy vào miền Nam.”

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chiến đấu hơn 20 năm và học được rằng, đừng bao giờ tin lời Nga Xô và Hà Nội. Bắc Việt đóng quân ở cả Lào, Campuchia và Nam Việt Nam , tôi tin rằng một người mù cũng nhìn ra điều đó. Muốn chấm dứt chiến tranh thì chúng ta phải nhìn vào hiện thực chứ không thể chỉ nghe lời kẻ địch.

***

Spiegel: “Ông có lập luận như thế với Kissinger không?”

Nguyễn Văn Thiệu: Tất nhiên, và với cả Tướng Haig nữa. Tôi bảo ông ấy thế này: "Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lãnh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đã ký kết thành công một hiệp định hòa bình với Liên Xô không?"

***

Spiegel: “Ông ấy trả lời sao?”

Nguyễn Văn Thiệu: Ông ấy không trả lời được. Mà trả lời thế nào cơ chứ, chuyện đó hoàn toàn vô lý. Còn gì mà nói nữa.

***

Spiegel: “Nhưng Kissinger thì có câu trả lời trong hồi ký. Ông ấy viết rằng khó mà bắt Hà Nội rút quân, vì họ hoàn toàn không sẵn sàng từ bỏ trên bàn đàm phán những thứ mà họ không mất trên chiến trường. Nhưng ông ấy cũng nói rằng trong Hiệp định Paris có một điều khoản không cho phép xâm lấn. Ông ấy đi đến kết luận rằng "lực lượng miền Bắc sẽ tự nhiên tiêu hao sinh lực và dần dần biến mất."

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi thấy chính phủ Mỹ và đặc biệt là TS Kissinger không hề rút ra được bài học nào khi phải đàm phán với cộng sản, sau những kinh nghiệm đau thương năm 1954 giữa Pháp và cộng sản Việt Nam và từ Chiến tranh Triều Tiên. Họ cũng không học được gì từ những cuộc đàm phán về Lào và Campuchia và cũng không nắm bắt được là nên xử sự thế nào với cộng sản và cần phải hiểu chiến lược và chiến thuật của cộng sản ra sao.

Tức là ta lại phải trở về với vấn đề rằng, vì sao TS Kissinger, người đại diện cho một quốc gia lớn và tự cho mình là nhà thương thuyết giỏi giang nhất, lại có thể tin rằng quân Bắc Việt đóng tại miền Nam sẽ không xâm lấn. Sao ông ấy có thể tin như vậy cơ chứ?

Ông ấy đủ sức kiểm soát từng tấc đất trên biên giới của Campuchia, và của Lào, và của Nam Việt Nam à? Dù có cả triệu nhân viên quốc tế giám sát, chúng tôi cũng không bao giờ có thể khẳng định là đã có đủ bằng chứng rằng không có xâm lấn. Sao ông ấy lại có thể tin những gì Bắc Việt nói. Ông ấy có thể tin lời cộng sản, nhưng chúng tôi thì không. Vì thế mà tôi đã cương quyết đòi Bắc Việt phải rút quân. Nếu họ thực sự muốn hòa bình thì họ ở lại miền Nam làm gì?

***

Spiegel: “Vậy Kissinger nói sao?”

Nguyễn Văn Thiệu: Còn nói gì được nữa? Ông ấy và chính phủ Mỹ chỉ muốn chính xác có một điều: rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt và đảm bảo việc trao trả tù binh Mỹ. Họ bảo chúng tôi là họ mong muốn một giải pháp trong danh dự, nhưng sự thực thì họ chỉ muốn bỏ của chạy lấy người. Nhưng họ lại không muốn bị người Việt và cả thế giới kết tội là đã bỏ rơi chúng tôi. Đó là thế kẹt của họ.


“Bon Voyage” (1973)

Spiegel: “Kissinger viết rằng, ngay sau Chiến dịch Xuân-Hè 1972 của Hà Nội, các bên dường như đã đổi vai. Hà Nội đột nhiên muốn đàm phán trở lại, còn Sài Gòn thì muốn đánh cho đến khi giành toàn thắng.”

Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn vô nghĩa! Ông TS Kissinger hiểu thế nào là chiến thắng? Bắc Việt đã đem chiến tranh vào miền Nam . Chúng tôi yêu cầu họ phải rút quân. Thế là chiến thắng hay sao? Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt tự coi mình là tù binh của miền Nam . Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt bồi thường cho tổn thất chiến tranh. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi Bắc Việt giao nộp lãnh thổ. Tôi chưa bao giờ đòi có chân trong chính phủ ở Hà Nội. Vậy ông Kissinger hiểu thế nào về chiến thắng và toàn thắng?

***

Spiegel: “Về vấn đề rút quân của miền Bắc, 31 tháng Năm 1971 là một ngày quan trọng. Kissinger cho biết là khi đó, trong các cuộc họp kín, Mỹ đã đưa ra yêu cầu hai bên cùng rút quân. Trong hồi ký, ít nhất ba lần TS Kissinger viết rằng không những ông được thông báo trước, mà ông còn chấp thuận”.

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không bao giờ chấp thuận việc rút quân đơn phương. Từ cuộc họp ở Midway, tôi luôn luôn yêu cầu rút quân từng bước và cả hai bên cùng rút. Hoa Kỳ đã thay đổi lập trường và tìm cách ép chúng tôi, với những chiến thuật mà họ thường sử dụng, bằng cách huơ thanh gươm Damocles trên đầu tôi, chẳng hạn họ đem công luận Mỹ ra đe tôi, họ bảo: "Hình ảnh của ông tại Hoa Kỳ hiện nay rất tồi tệ!" Hoặc: "Quốc hội muốn cắt giảm viện trợ." Vân vân. Họ áp dụng đúng những chiến thuật đã biết, tiết lộ thông tin cho báo giới và đặt tôi trước sự đã rồi.

Nếu tôi từ chối, công luận sẽ quay ra chống tôi: "Ông ta đòi quá nhiều, ông ta sẽ không bao giờ cho Mỹ được rút, ông ta sẽ không bao giờ cho tù binh Mỹ được trở về." Thế là tôi luôn phải chấp thuận. Không phải tự nguyện, mà miễn cưỡng. Tôi phản đối làm sao được, khi lần nào họ cũng bảo rằng: "Ông mà chống thì sẽ bị cắt viện trợ."

***

Spiegel: “Kissinger viết rằng trước bất kỳ một quyết định dù dưới hình thức nào, phía Mỹ cũng hỏi ý kiến ông trước”.

Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, họ hỏi ý kiến tôi, nhưng chắc chắn không phải là để nghe tôi nói "Không", nếu đó là những quyết định phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Họ ưa gây sức ép hơn, và đạt được gần như mọi thứ bằng cách đó.

***

Spiegel: “Bây giờ Kissinger cay đắng chỉ trích về Chiến dịch Hạ Lào năm 1971. Ông ấy viết rằng, ông đã đồng ý rằng chiến dịch này nhất định phải thực hiện trong mùa khô. Vậy ý tưởng đó ban đầu là của ai?”

Nguyễn Văn Thiệu: Của người Mỹ. Trước đó khá lâu, chúng tôi từng có ý định thực hiện, nhưng không đủ khả năng tiến hành một mình. Đến khi phía Mỹ đề xuất thì chúng tôi sẵn sàng đồng ý, để sớm chấm dứt chiến tranh. Chiến dịch đó do liên quân Việt-Mỹ thực hiện và được vạch ra rất rõ ràng: Chúng tôi tác chiến tại Lào, còn phía Mỹ thì hỗ trợ tiếp vận từ Việt Nam và từ biên giới.

***

Spiegel: “Vì sao? Vì Quốc hội Mỹ có luật cấm quân đội Mỹ xâm nhập lãnh thổ Lào?”

Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, tôi tin là vậy. Nhưng cũng vì chúng tôi không có đủ phương tiện để tiếp tế cho binh lính, và nhất là để cứu thương binh ra ngoài. Việc đó chỉ có thề thực hiện bằng trực thăng, và chỉ phía Mỹ mới có đủ trực thăng. Không có họ thì không đời nào chúng tôi đồng ý thực hiện chiến dịch tại Lào.

***

Spiegel: “Kissinger viết rằng quân của ông gặp khó khăn khi yêu cầu không quân hỗ trợ, vì gần như không có nhân viên truyền tin nói được tiếng Anh”.

Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn không có vấn đề gì với việc hỗ trợ của không quân. Đôi khi không có thì chúng tôi cũng không lo lắng; chúng tôi có thể dùng pháo binh. Vấn đề là: trong ba ngày mở đầu chiến dịch, phía Mỹ đã mất rất nhiều phi công trực thăng. Vì thế mà họ chần chừ, không bay đúng thời điểm và ở quy mô cần thiết. Điều đó thành ra một vấn đề lớn với quân lực Nam Việt Nam .

***

Spiegel: “Tinh thần binh lính bị suy sụp?”

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi không đem được binh lính tử trận và thương binh ra ngoài. Không phải chỉ tinh thần binh lính, mà cả tiến độ của chiến dịch cũng bị ảnh hưởng.

***

Spiegel: “Kissinger nêu ra một lý do khác. Rằng ông đã lệnh cho các sĩ quan chỉ huy phải thận trọng khi tiến về hướng Tây và ngừng chiến dịch nếu quân số tổn thất lên tới 3000. Kissinger viết rằng nếu phía Mỹ biết trước điều đó thì không đời nào họ đồng ý tham gia chiến dịch này”.

Nguyễn Văn Thiệu: Đối với một quân nhân, định trước một tổn thất về quân số là điều phi lý. Nếu TS Kissinger nói thế thì ông ấy thật giàu trí tưởng tượng. Chúng tôi chỉ có thể tiến về phía Tây trong giới hạn mà trực thăng cứu viện có thể bay đến. Kissinger bảo là chúng tôi đã rút quân mà không báo cho phía Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể triệt thoái trên 10,000 quân mà họ không hay biết gì?

***

Spiegel: “Tức là ông đã thông báo cho họ?”

Nguyễn Văn Thiệu: Ồ, tất nhiên. Để tôi kể cho ông nghe một câu chuyện. Hồi đó tờ Time hay tờ Newsweek có đăng bức hình một người lính Nam Việt Nam đang bám vào càng một chiếc trực thăng cứu viện. Bên dưới đề: "Nhát như cáy". Tôi chỉ cười. Tôi thấy nó tệ. Không thể ngăn một người lính lẻ loi hành động như vậy được. Nhưng báo chí lại kết tội lính Nam Việt Nam là hèn nhát và đồng thời giấu biến sự thật về tinh thần chiến đấu sút kém của phi công trực thăng Mỹ trong chiến dịch này.


Hạ Lào 1971 (Chiến dịch Lam Sơn 719)

Spiegel: “Một điểm gây rất nhiều tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam là vấn đề ngưng bắn. Theo cuốn hồi ký của Kissinger thì ngay từ mùa Hè 1970 chính phủ Mỹ đã thống nhất về việc sẽ đề xuất một thỏa thuận ngưng bắn tại các chiến tuyến hiện có. Kissinger khẳng định rằng ông không chỉ chấp thuận mà còn ủng hộ đề xuất này”.

Nguyễn Văn Thiệu: Đúng như vậy, tôi cũng cho rằng ngưng bắn phải là bước đầu tiên để đáp ứng một hiệp định hòa bình. Nhưng ngưng bắn ngay lập tức – và tôi xin nhắc lại: ngay lập tức – thì tôi không bao giờ đồng ý với Kissinger. Tôi bảo, chúng ta phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc này. Không thể thực hiện ngưng bắn trước khi tính kỹ việc ai sẽ giám sát việc ngưng bắn, nếu ai vi phạm thì hậu quả sẽ thế nào, hai bên sẽ đóng quân ở đâu, vân vân.

***

Spiegel: “Kissinger viết: "Khi đó chúng tôi vẫn tưởng rằng chúng tôi và Thiệu cùng đồng hành hợp tác." Phía Mỹ đã không hiểu rằng ông đem những "chiến thuật né tránh" mà "người Việt thường áp dụng với người ngoại quốc" ra dùng”.

***

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi là một nước nhỏ, gần như mọi thứ đều nhờ ở một đồng minh lớn và vẫn tiếp tục phải xin viện trợ dài hạn của đồng minh đó, không bao giờ chúng tôi lại cho phép mình dùng những thủ đoạn nào đó.

***

Spiegel: “Khi Mỹ đã rút, còn Hà Nội thì được phép tiếp tục đóng quân ở miền Nam , chắc ông phải thấy là ông đã thua trong cuộc chiến này?”

Nguyễn Văn Thiệu: Không hẳn, nếu chúng tôi tiếp tục được sự trợ giúp cần thiết từ phía Mỹ, như chính phủ Mỹ đã hứa khi chúng tôi đặt bút ký hiệp định. Ngay cả khi ký, tôi đã coi đó là một nền hòa bình tráo trở.

Nhưng chúng tôi vẫn tin rằng có thể chống lại bất kỳ sự xâm lăng nào của Bắc Việt. Vì hai lý do: Chúng tôi có lời hứa chắc chắn bằng văn bản của Tổng thống Nixon rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng quyết liệt, nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.

***

Spiegel: “Mặc dù ông ấy không hề cho biết sẽ phản ứng bằng cách nào”.

Nguyễn Văn Thiệu: Thứ hai, chúng tôi được đảm bảo là sẽ có đủ viện trợ quân sự và kinh tế cần thiết để chống Bắc Việt xâm lược. Nếu chính phủ Mỹ thực lòng giữ lời hứa thì chiến tranh có thể kéo dài, nhưng miền Nam sẽ không bị Bắc Việt thôn tính.

***

Spiegel: “Về điều này thì ông và Kissinger ít nhiều đồng quan điểm. Ông ấy viết rằng chiến lược toàn cục có thể sẽ thành công, nếu Mỹ đủ khả năng hành động trước bất kỳ một vi phạm nào của Hà Nội và tiếp tục viện trợ đầy đủ cho miền Nam. Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Kissinger quy lỗi cho vụ Watergate, vì sau đó Tổng thống Mỹ không còn đủ uy tín. Ông có nghĩ rằng vụ Watergate thực sự chịu trách nhiệm, khiến tất cả sụp đổ không?”

Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không phải là người Mỹ. Tôi không muốn quét rác trước cửa nhà người Mỹ. Nhưng nếu người Mỹ giữ lời hứa thì đó là sự cảnh báo tốt nhất, khiến Bắc Việt không tiếp tục xâm lăng, và chiến tranh có thể sẽ dần chấm dứt.

***

Spiegel: “Nếu Hoa Kỳ giữ lời thì theo ông, hiệp định hoàn toàn có thể thành công?”

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi cho là như vậy.

***

Spiegel: “Như vậy về tổng thể, Hiệp định Paris không đến nỗi tồi?”

Nguyễn Văn Thiệu: Đó chắc chắn không phải là một hiệp định có lợi cho chúng tôi. Nó tráo trở. Nhưng đó là lối thoát cuối cùng. Ông phải hiểu rằng chúng tôi đã ký kết, vì chúng tôi không chỉ có lời hứa của chính phủ Mỹ như tôi đã nói, mà hiệp định đó còn được mười hai quốc gia và Liên Hiệp Quốc đảm bảo.


Cố vấn Henry Kissinger

Spiegel: “Trong cuốn hồi ký, TS Kissinger có những bình luận rát mặt về khá nhiều chính khách đầu đàn. Nhưng riêng ông thì bị ông ấy dành cho những lời hạ nhục nhất. Tuy đánh giá cao "trí tuệ", "sự can đảm", "nền tảng văn hóa" của ông, nhưng ông ấy vẫn chú tâm vào "thái độ vô liêm sỉ", "xấc xược", "tính vị kỷ chà đạp" và "chiến thuật khủng khiếp, gần như bị ám ảnh điên cuồng" trong cách ứng xử với người Mỹ của ông. Vì thế, cuối cùng Kissinger nhận ra "sự phẫn nộ bất lực mà người Việt thường dùng để hành hạ những đối thủ mạnh hơn về thể lực". Ý kiến của ông về những khắc họa đó thế nào?”

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không muốn đáp lại ông ấy. Tôi không muốn nhận xét gì về ông ấy. Ông ấy có thể đánh giá tôi, tốt hay xấu, thế nào cũng được. Tôi muốn nói về những điều đã xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam hơn.

***

Spiegel: “Hay ông đã làm gì khiến ông ấy có cái cớ để viết về ông với giọng coi thường như thế?”

Nguyễn Văn Thiệu: Có thể ông ấy đã ngạc nhiên vì gặp những người quá thông minh và mẫn cán. Có thể cũng do cái phức cảm tự tôn của một người đàn ông hết sức huênh hoang. Có thể ông ấy không tin nổi là người Việt đối thoại với ông ta lại địch được một người tự coi mình là vô cùng quan trọng.

Để tôi kể thêm một câu chuyện nữa: Ở đảo Midway tôi thấy buồn cười, vì thật chẳng bao giờ tôi có thể hình dung là những người như vậy lại tệ đến thế. Chúng tôi, gồm ông Nixon, ông Kissinger, phụ tá của tôi và tôi, gặp nhau ở nhà một sĩ quan chỉ huy hải quân ở Midway. Ở đó có ba chiếc ghế thấp và một chiếc ghế cao. Ông Nixon ngồi trên chiếc ghế cao.

***

Spiegel: “Như trong phim Nhà độc tài vĩ đại của Chaplin? Hitler cũng ngồi trên một chiếc ghế cao để có thể nhìn xuống Mussolini, ngồi trên một chiếc ghế thấp hơn”.

Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng tôi vào góc phòng lấy một chiếc ghế cao khác, nên tôi ngồi ngang tầm với Nixon. Sau buổi gặp đó ở Midway, tôi nghe bạn bè người Mỹ kể lại rằng Kissinger đã rất bất ngờ vì Tổng thống Thiệu là một người như vốn dĩ vẫn vậy.

***

Spiegel: “Trong hồi ký, Kissinger phàn nàn là đã bị cá nhân ông đối xử rất tệ; ông bỏ hẹn để đi chơi trượt nước. Nixon còn quá lời hơn. Theo Kissinger thì Nixon đã gọi ông là "đồ chó đẻ" (son of a bitch) mà Nixon sẽ dạy cho biết "thế nào là tàn bạo".

Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không thể cho phép mình đáp lại những lời khiếm nhã, thô tục đó của Nixon, vì tôi xuất thân từ một gia đình có nề nếp.

Nếu tôi không tiếp TS Kissinger và Đại sứ Bunker thì đơn giản chỉ vì chúng tôi chưa chuẩn bị xong để tiếp tục đàm thoại. Họ đã cần đến 4 năm, vậy vì sao lại bắt tôi trả lời ngay lập tức trong vòng một tiếng đồng hồ? Có lẽ họ sẽ hài lòng, nếu chúng tôi chỉ biết vâng dạ. Nhưng tôi không phải là một người chỉ biết vâng dạ, và nhân dân Nam Việt Nam không phải là một dân tộc chỉ biết vâng dạ, và Quốc hội của chúng tôi không phải là một Quốc hội chỉ biết vâng dạ. Mà tôi phải hỏi ý kiến Quốc hội.


TT Nixon và Kissinger

Spiegel: “TS Kissinger viết rằng thái độ của ông với ông ấy chủ yếu xuất phát từ "lòng oán hận độc địa".

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi chỉ bảo vệ lợi ích của đất nước tôi. Dĩ nhiên là đã có những cuộc tranh luận nảy lửa, nhưng thái độ của tôi xuất phát từ tinh thần yêu nước của tôi.

***

Spiegel: “Kissinger viết rằng ông ấy hoàn toàn "thông cảm với hoàn cảnh bất khả kháng" của ông. Ông có thấy dấu hiệu nào của sự thông cảm đó không?”

Nguyễn Văn Thiệu: Không, tôi không thấy. Tôi chỉ thấy duy nhất một điều, đó là áp lực từ phía chính phủ Mỹ.

***

Spiegel: “Kissinger viết rằng ông không bao giờ tham gia vào các buổi thảo luận về chủ trương chung. Ông ấy bảo rằng ông chiến đấu "theo kiểu Việt Nam : gián tiếp, đi đường vòng và dùng những phương pháp khiến người ta mệt mỏi hơn là làm sáng tỏ vấn đề", rằng ông "chê bai mọi thứ, nhưng không bao giờ nói đúng vào trọng tâm câu chuyện".

Nguyễn Văn Thiệu: Hãy thử đặt mình vào tình thế của tôi: Ngay từ đầu tôi đã chấp nhận để chính phủ Mỹ họp kín với Hà Nội. Kissinger bảo là đã thường xuyên thông báo cho tôi. Vâng, tôi được thông báo thật – nhưng chỉ về những gì mà ông ấy muốn thông báo. Nhưng tôi đã tin tưởng rằng đồng minh của mình sẽ không bao giờ lừa mình, không bao giờ qua mặt tôi để đàm phán và bí mật bán đứng đất nước tôi.

Các ông có hình dung được không: vỏn vẹn bốn ngày trước khi lên đường đến Hà Nội vào tháng Mười 1972, ông ấy mới trao cho tôi bản dự thảo mà sau này sẽ được chuyển thành văn bản hiệp định ở Paris , bằng tiếng Anh? Chúng tôi phải làm việc với bản dự thảo tiếng Anh này, từng điểm một.

Và bản dự thảo đó không phải do Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ soạn ra, mà do Hà Nội cùng Hoa Kỳ soạn ra. Các ông có thể tưởng tượng được điều đó không? Lẽ ra, trước hết phía Mỹ nên cùng chúng tôi thống nhất quan điểm về những điều kiện đặt ra cho hiệp định, và sau đó, nếu Bắc Việt có đề nghị gì khác thì Kissinger phải trở lại hội ý với chúng tôi. Nhưng ông ấy không hề làm như vậy.

Thay vào đó, ông ấy cùng Bắc Việt soạn ra các thỏa thuận rồi trình ra cho tôi bằng tiếng Anh. Các ông có thể hiểu cảm giác của tôi khi cầm văn bản của hiệp định hòa bình sẽ quyết định số phận của dân tộc tôi mà thậm chí không buồn được viết bằng ngôn ngữ của chúng tôi không?

***

Spiegel: “Nhưng cuối cùng ông cũng có bản tiếng Việt?”

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi cương quyết đòi bản tiếng Việt, đòi bằng được. Mãi đến phút cuối cùng ông ấy mới miễn cưỡng chấp nhận. Sau đó chúng tôi phát hiện ra rất nhiều cái bẫy. Tôi hỏi Đại sứ Bunker và Kissinger, ai đã soạn bản tiếng Việt. Họ bảo: một người Mỹ rất có năng lực thuộc International Linguistics College tại Hoa Kỳ cùng với phía Hà Nội. Nhưng làm sao một người Mỹ có thể hiểu và viết tiếng Việt thành thạo hơn người Việt. Và làm sao một người Mỹ có thể ứng đối bằng tiếng Việt với cộng sản Bắc Việt giỏi hơn chính chúng tôi? Đồng minh mà như thế thì có chân thành và trung thực không?

***

Spiegel: “Một số quan chức cao cấp ở Hoa Kỳ từng nhận định rằng thực ra Kissinger chỉ cố gắng đạt được một khoảng thời gian khả dĩ giữa việc Mỹ rút quân và sự sụp đổ tất yếu của Nam Việt Nam . Trong cuốn sách của mình, Kissinger bác bỏ quan niệm đó. Ý kiến của ông thì thế nào?”

Nguyễn Văn Thiệu: Bất kể người Mỹ nói gì, tôi tin rằng mục đích cuối cùng của chính phủ Mỹ là một chính phủ liên hiệp tại Nam Việt Nam .

***

Spiegel: “Nhưng Kissinger đưa ra cả một loạt điểm để chứng minh rằng không phải như vậy”.

Nguyễn Văn Thiệu: Chính phủ Mỹ tìm cách ép chúng tôi phải đồng ý. Để họ có thể hãnh diện là đã thoát ra được bằng một "thỏa thuận danh dự". Để họ có thề tuyên bố ở Hoa Kỳ rằng: "Chúng ta rút quân về nước, chúng ta đảm bảo việc phóng thích tù binh Mỹ." Và ở ngoài nước Mỹ thì họ nói rằng:"Chúng tôi đã đạt được hòa bình cho Nam Việt Nam . Bây giờ mọi chuyện do người dân Nam Việt Nam định đoạt. Nếu chính phủ liên hiệp biến thành một chính phủ do cộng sản chi phối thì đó là vấn đề của họ. Chúng tôi đã đạt được một giải pháp danh dự."

***

Spiegel: “Kissinger viết như sau: "Nguyên tắc mà chúng tôi tuân thủ trong các cuộc đàm phán là: Hoa Kỳ không phản bội đồng minh."

Nguyễn Văn Thiệu: Ông cứ nhìn miền Nam Việt Nam , Campuchia và toàn bộ Đông Dương hiện nay thì biết. Khi tranh luận với các đại diện chính phủ Mỹ về hiệp định hòa bình, chúng tôi thường có ấn tượng rằng họ không chỉ đóng vai, mà thực tế là đã biện hộ cho ác quỷ.

***

Spiegel: “Có bao giờ ông thấy một chút gì như là biết ơn đối với những điều mà người Mỹ đã làm để giúp nước ông không? Trong cuốn sách của mình, Kissinger viết rằng: "Biết công nhận những cống hiến của người khác không phải là đặc tính của người Việt."

Nguyễn Văn Thiệu (cười): Về những điều mà Kissinger viết trong cuốn sách của ông ấy thì tôi cho rằng chỉ một người có đầu óc lộn bậy, chỉ một người có tính khí tởm lợm mới nghĩ ra được những thứ như vậy. Trong cuốn sách đó ông ấy còn tỏ ý sợ người Việt sẽ đem những người Mỹ còn sót lại ra trả thù, sau khi Washington bỏ rơi chúng tôi. Không bao giờ chúng tôi làm những điều như thế, không bây giờ và không bao giờ.

***

Spiegel: “Cá nhân ông có cảm thấy một chút hàm ơn nào với họ không?”

Nguyễn Văn Thiệu: Hết sức thực lòng: Nếu chính phủ Mỹ không phản bội, không đâm dao sau lưng chúng tôi thì nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn họ. Có lần, sau khi chúng tôi tranh luận rất kịch liệt về một văn bản trong hiệp định, một số thành viên trong chính phủ của tôi bảo rằng, nếu Kissinger lập công với miền Nam như ông ta đã lập công với miền Bắc thì may mắn biết bao. Tôi bảo họ: nếu ông ấy thương lượng được một nền hòa bình thực sự với Hà Nội thì miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đã không như vậy. Nhìn vào những hậu quả của nền hòa bình ấy: trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục hình tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đã gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ấy đã đạt được. Đó là hòa bình của nấm mồ.

Spiegel: “Xin cảm ơn ông Thiệu đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này”.

"Tội phạm Chiến tranh" Kissinger và 2 cựu ngoại trưởng Shultz – Albrigh

CXN_091417_12 711_ Lòng dân thật sự muốn hủy bỏ TẤT CẢ những trạm thu phí BOT vì ng dân nhìn thấy đây chỉ là một hình thức móc túi ng dân để nuôi quan chức về hưu và chia chác vớ i đại gia (nationalization of Formosa then corrupted BOT system) : BOT Biên Hòa lại xả trạm khi tài xế đ ồng loạt dùng tiền xu để trả phí


Châu Xuân Nguyễn
xx
Mời xem bài cũ 9390 ngày 1.7.2015 (hơn 2 năm trước)CXN_070115_9390_Luận bàn dài dòng về tại sao người VN “nhẫn nại” và người Úc, Mỹ “khó t ính” (từ trong nhà, ngoài ngõ, hành chính, quốc gia đại sự v.v..) và hậu quả là lối sống VN và Mỹ, Úc khác nhau một trời một vực (bài viết bên dưới, patience)
xx

2015-07-01 1:54 GMT+10:00 Tcdrafting Nguyen <tcdrafting9>:

Châu Xuân Nguyễn
+++++++++++
DANQUYEN-NHANNAI

Sự nhẫn nại của chúng ta

Published on June 28, 2015 · No Comments Liên tiếp trong một thời gian ngắn, xăng và điện tăng giá, một số thành phố sẽ thu phí đường bộ đối với xe máy từ ngày 1-7 tới…

Đó là chưa kể những phát ngôn trời ơi từ nghị trường, người Việt vẫn giữ được sự nhẫn nại cố hữu trước những thử thách này.

Thử hỏi nếu không có mạng xã hội, người dân biết thở than vào đâu khi nỗi bức bối từ gánh nặng cơm áo gạo tiền đang ngày ngày chất chồng? Tiền điện tăng 100%, giá xăng dầu được dự báo vẫn theo chiều hướng tăng vọt dù giá nhập giảm tới… 40%, nồi cơm của nhiều gia đình chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi thu nhập không tăng kịp theo tương xứng. Nhiều bà nội trợ chắc chắn sẽ chật vật vì phải cắt khoản chi tiêu này, giảm khoản kia để tổ ấm của mình tồn tại.

Người dân vẫn nhận về phần thiệt thòi

Tuần qua, một tờ báo điện tử có bài về chất lượng sống tại Việt Nam thấp hơn Lào. Đây là kết quả cuộc khảo sát trực tuyến của website Numbeo.com – trang web dữ liệu lớn nhất về các TP và quốc gia, dựa trên các tiêu chí: mức độ an toàn, chăm sóc sức khỏe, giá tiêu dùng, sức mua, giao thông đi lại, mức độ ô nhiễm và giá nhà đất so với thu nhập.

Bình luận về sự kiện này, một doanh nhân ngành địa ốc chia sẻ rằng từ trải nghiệm của mình, ông nhận thấy người dân Lào, Campuchia không lo sợ mất trộm, không sợ lừa đảo, không sợ thức ăn bẩn và nhiễm độc, không sợ cướp giật, ra đường cũng không sợ TNGT như ở nước ta. Việt Nam có thể giàu hơn Campuchia, Lào, thu nhập bình quân đầu người có thể hơn nhưng cuộc sống kém hơn, người không tin người, ra đường như ra trận, chất lượng sống thấp, đặc biệt sự an toàn đã xuống quá thấp. Đáng quan ngại là ma trận thực phẩm bẩn, độc với rau tắm hóa chất, thịt thối, lạm dụng các chất bảo quản… khiến người ta chết từ từ.

Trong bối cảnh cơ chế chính sách với các mặt hàng liên quan mật thiết đến đời sống như điện, xăng dầu thiếu minh bạch, người dân vẫn nhận về mình phần thiệt thòi và không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận thực tế.

Sự chịu đựng nào không có giới hạn?

Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII vào ngày 26-6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đây là kỳ họp thành công, hợp lòng dân và quyết định các vấn đề quốc kế dân sinh. Tuy vậy, trên Facebook có người vẫn băn khoăn khi một tờ báo dẫn lời Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng bình luận rằng: “Không phải Quốc hội là làm luật”. Theo tờ báo này, ông Dũng ví von: “Giống như con về xin cưới cô này, bố mẹ có thể cho hay không cho nhưng không bảo là phải cưới cô khác. Quốc hội thẩm định luật được hay không được, chứ không phải là Quốc hội lại đưa ra một chính sách mới để yêu cầu thực hiện”.

Trước đó người dân đã từng nhiều phen ngỡ ngàng khi nghe được những phát ngôn trời ơi của một số ông nghị và hoang mang tự hỏi những nhân vật này đại diện cho ý chí cũng như nguyện vọng gì của nhân dân?

Khi đề cập đến thực trạng của xã hội, một doanh nhân đề nghị cần có cuộc vận động từ chính quyền, đoàn thể, tổ chức nhằm nâng cao dân trí, dân khí để mỗi người dân thoát khỏi sức ì, nhìn thấy mình đang sống trong thiệt thòi, nhận biết nghèo đói, tụt hậu là nỗi nhục và cần phải thay đổi một cách nhanh chóng.

Trong cuộc sống sự nhẫn nại là một đức tính tốt nhưng vấn đề là nhẫn nại của chúng ta có giới hạn không?

THEO PHÁP LUẬT TP

+++++++++++++++++++

CXN: Bài viết thật hay, tôi đọc đi đọc lại không dưới 10 lần vì biết là tác giả muốn gửi thông điệp gì cho người đọc. Tôi hy vọng 93 triệu ng dân đều đọc bài này thì VN sẽ tiến rất nhanh.

===========

Dài dòng, lằn ngoằn tí nhe !!!

patience
ˈpeɪʃ(ə)ns/
noun
noun: patience
1.
the capacity to accept or tolerate delay, problems, or suffering without becoming annoyed or anxious.

Dịch Google: khả năng chấp nhận hoặc tha thứ cho sự chậm trễ, các vấn đề khó khăn, hoặc đau khổ mà không trở nên khó chịu hay bất ổn.
==================

Vài năm trước, 3 Dũng có huyênh hoang là đại khái như :”Tôi muốn mình như đồng chí Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng mấy chục năm mà không bao giờ khiển trách hay la rầy một thuộc cấp nào” .
=

Câu này bị người NVHNgoai chưởi thậm tệ, chưởi nát nước là một thằng ngu. làm Sếp mà không khó tính thì hư hỏng tất cả việc, đúng là thế vì VN tham nhũng, đời sống KT, XH, Y Tế, GD, QS, NG v.v.. thứ nào cũng bét hạng vì có một thằng Thủ Tướng “nhẫn nại”, ai làm gì cũng ko la rầy nên BT, Vụ trưởng, tha hồ tham nhũng, ko trừng phạt một ai, chúng tha hồ lạm dụng chức vụ để vụ lợi v.v..Vậy thì một Thủ Tướng kiên nhẫn có tốt cho đất nước hay không ??? Dĩ nhiên là không (sẽ nói tới TT Úc, Mỹ, Anh phần sau).
=

Một bậc cha mẹ dễ dãi, nhận nại có tốt cho con cái hay không ??? Để chúng chơi game ko cần học, gái thì đi party thả giàn v.v.. Vậy thì nhẫn nại với con cũng ko tốt.
=

Sếp nhẫn nại với NV có tốt hay ko ??? Ở Mỹ và Úc, Sếp giỏi là sếp khó tính (đừng khó tình tới nỗi bắt lỗi kiểu vạch lá tìm sâu nhưng phải khó tính khi nhân viên làm sai. Như sếp chủ hàng bánh mì thịt bên Úc hay Mỹ, nếu kiên nhẫn để NV tay dơ, ko đeo găng, ko cất thức ăn vào tủ lạnh thì dần dần ko còn khác thì phá sản. Ngành nghề đồ họa như tôi, ko khó tánh để NV làm sao cũng dc thì khi ráp vào ko ăn khớp, khách hàng đền tiền thì phá sản rất nhanh. Sếp là Thủ Tướng thì đã kể ở trên. Vậy Sếp nhẫn nại có tốt hay ko ?? Tốt cho NV tức thời chứ khi phá sản thì đâu còn tốt cho NV nữa.

Giao dịch thương mại nhẫn nại có tốt hay ko ??? Ở Úc và Mỹ, làm sai là ko cho việc nữa, ko có việc thì phá sản, từ thầu xây dựng, lót gạch, sắt bàn ghế v.v.. đều có tiêu chuẫn khác khe, ko chấp nhận hàng dởm, kém chất lượng. Vậy thì không nhẫn nại, khó tính mới tốt cho DN, tốt cho người tiêu dùng, nhẫn nại chấp nhận hàng kém chất lượng, hành giả, hàng nhái thì chắc chắn là ko tốt cho ng tiêu dùng rồi. Vậy thì nhẫn nại là ko tốt và khó tánh là tốt trg giao dịch thương mại chứ gì ??? Khi ng Mỹ, Úc vào siêu thị mua 1 tube kem đánh răng, họ phải lấy 1 tube kem với hộp thằng thóm, bên trg ko méo mó, khi thấy méo mó thì họ trả lại và họ có quyền lấy tiền lại hay lấy hộp khác, hộp méo mó thì bán chổ khác với giá thấp hơn, gọi là seconds, tức là “hàng chợ”.

Hành chánh công thì sao ??? Cũng như thương mại thôi, bạn đóng thuế bạn trả lương cho công chức mà bạn nhẫn nại chấp nhận lề lối làm việc sáng vào 11 giờ, ăn sáng, vào bàn đọc báo rồi đi nhậu trưa, 2 hay 3 giờ chiều trở lại công sở rồi xem vài công văn rồi đi nhậu buổi chiều. Vậy thì nhẫn nại, đem giấy tờ về, ngày mai trở lại rồi ngày mai nữa cho đến 5 hay 7 ngày thì bạn có nên “nhẫn nại” như thế ko ??? Rõ ràng là bạn bị lừa gạt thương mại rồi, bạn đóng thuế, trả lương cho ng công chức phục vụ bạn đúng phong cách mà nó đưa đồ dởm thì ko khác nào bạn mua một cái bếp gas dởm của Trung quốc mà nói là của Châu Âu, bạn khó tính và quát tháo thì bạn có phải là ng bất lịch sự hay ko ??? Ko vì bạn hành xử đúng, đòi hỏi quyền của ng tiêu dùng thì làm sao mà sai dc ???

=

Quan điểm của ng Mỹ, Úc và CXN rằng ko phải mình khó tính, mình chảnh, mình làm Sếp thì mình đày đọa nhân viên, nhưng họ nghĩ là nhân viên nhận lương, đó là một hợp đồng, anh làm đúng, làm đủ job, bổn phận, trách nhiệm của anh thì tôi trả lương cho anh, còn ko thì tôi ko trả lương cho anh nữa, tức là đuổi việc đó. Quan điểm này tất cả ng Tây Âu chấp nhận nó, tiếng Anh là “A fair day’s work for a fair day’s pay” tức là anh làm đầy đủ bổn phận 1 ngày làm việc thì anh sẽ xứng đáng nhận đầy đủ lương của 1 ngày.

Bây giờ các bạn mới thấy tại sao NVHNgoai về VN rất “khó tính”. Vì tiêu chuẩn phục vụ của ng ta là thế, thấp hơn tiêu chuẩn là rất bực dọc.

Chỉ cần nói về VN thôi thì bạn cũng suy luận rằng Mỹ, Úc đều khó tính nhưng ko quá khó tính, họ rất phải chăng, ko đòi hỏi hơn tiêu chuẩn mà họ “mua hàng”. Từ cha mẹ, chủ DN, Tổng thống, Bộ trưởng, trưởng phòng đều khó tính nên cuộc sống của họ ko có gì phải buồn phiền…Xem phim Mỹ và Úc thì thấy khi tiêu chuẩn ko đạt dc thì ng Mỹ và Úc khó tính như thế nào. Như khi Mỹ khó tính ra tối hậu thư cho Sadam Hussein rời khỏi Badagd 24 tiếng thì Mỹ có nhẫn nại chờ 25 tiếng hay ko ??? Không, Mỹ khó tánh và bắt đầu dội bomb, tràn tanks qua biên giới, như vậy thì Mỹ mới có kỷ cương, lần sau ra Tối Hậu Thư cho TQ rút khỏi đảo bồi đắp ở Trường Sa thì TQ phải tuân thủ, nếu ko Mỹ ko “nhẫn nại” đâu.

CXN có khó tính hay không ??? Đều này bạn đọc tôi đều biết, tôi khó tính, nhân viên tôi tham nhũng, vòi vĩnh là đuổi việc ngay, làm sai mà kêu sửa ko sửa là đuổi việc. Nếu sau này tôi làm job lớn mà tôi “nhẫn nại” với Bộ Trưởng, Thứ Trưởng muốn tham nhũng thì tham , muốn dấu thông tin để trục lợi thì cứ làm thì ko chống thì chầy, chế độ CXN cũng như CS chuột bây giờ thôi, tham nhũng tràn lan, đường xá hư hỏng, ngân sách tăng cao, bán trái phiếu ko dc, lạm phát tăng cao, lãi suất tăng cao, xuất khẩu ì ạch vì kháng sinh, nhập siêu cao, áp lực tỉ giá, phá giá VNd, lạm phát tăng, siết chặt tín dụng để chống lạm phát thì chế độ của CXN có khác gì CSVN bây giờ hay ko ??? Vì vậy tôi phải khó tính nhưng ko độc đoán, độc tài, khi có chính sách, đồng thuận thì phải “khó tính” mà thực thi chứ ko dc buông lõng như CS làm gói BĐS 30 ngàn tỉ, miễn giảm thuế VAT, thuế DNNVV v.v.. tấ cả đều thất bại, tại sao vậy ??? Tại ngu và ko khó tính để thực thi.

Vòng vo rồi bây giờ trở lại chuyện thuế phí, nếu ng dân cứ nhẫn nại cam chịu thuế phí thì những chuyện hủy thuế phí này đâu có xảy ra (chỉ có khi ng dân hết nhẫn nại, lên tiếng thì chúng nó mới sợ lòng dân loạn mà bỏ thuế phí và xử lý tỉnh thành của chúng khi họ thu phí bất hợp pháp), ng dân chỉ còng lưng thêm làm việc nhiều hơn để đóng thuế cho đám bất tài, tham những, quản trị tồi, ngu xuẫn và dốt nát như bọn CSVN này thôi…CXN_062615_9305_Kính thưa đồng bào, một chiến thắng vẻ vang và nhiều bài học cho dân Việ t chúng ta: Bộ Tài chính: Ngừng ngay việc thu phí, lệ phí cao hơn mức quy định (lessons to be learnt, maintenance road fees, disobedience)
=
CXN_062015_9201_”Toàn dân đã biết bất tuân dân sự làm lung lay chế độ độc tài nhanh đến mức nào ? dân chúng VN đã biết tất cả các quan chức nhà nước , Đảng và CP đều do dân chúng trả lương và làm cho chúng giàu có như hiện nay … Họ đã biết trả tiền mua gói mì 3.500 đ là đã bị nhà nước lấy mất 1000 đ (3500đ : thì mất 500 đ là tiền lãi cho người bán , 2000 đ là giá bán ra đã có lãi của nhà sản xuất còn lại là 1000 đ là đóng thuế cho nhà nước cho Đảng cho CP) , họ biết chúng tham nhũng để có sự giàu có và tham nhũng đó là dân phải trả , tham nhũng đó đến từ việc vay nước ngoài ,đục khoét ngân sách (hàng năm có tới 900 ngàn tỉ tiền thuế của dân) buôn bán tài nguyên , tham nhũng từ cơ chế chính sách như: đất đai , luật , nghị định ,thông tư … những tham nhũng này thì dân chúng phải trả cho đến chết … giờ chúng la làng VN hô ̣i nhập để làm cái bang nữa nhưng” (maintenance road fees, disobedience)
=
CXN_070115_9389_Hãy nhìn gương của 650 ngàn/700 ngàn DNNVV, khi họ không còn nhẫn nại, chịu đựng nữa và quyết định sống mái với ĐCSVN thì bọn chúng, ĐCSVN phải xuống nước, vuốt ve DNNVV, dùng chiến thuật “mềm nắn rắn buông” nhưng DNNVV họ đâu có xiêu lòng, và đây là chiến thắng thứ 2 khi ng dân không còn nhẫn nại với thuế phí tùy tiện nuôi bọn tham nhũng của ĐCSVN nữa (hyper-inflation, fees, waste, corruption, budget, public debt, disobedience):Vụ “Cởi phí cho gà”: Sẽ bỏ thu phí thú y
=
CXN_070115_9386_Lời kêu gọi đồng bào nhân cơ hội này sát cánh cùng 650 ngàn/700 ngàn DNNVV th ể hiện sự khởi đầu của bất tuân dân sự bằng cách cương quyết không đóng tiền phí bảo trì đường bộ từ ngày 1.7.2015 này (calling-on, maintenance road fees, disobedience): Thu phí nhưng đườn g hư không sửa
=

Đây là trường hợp 650 ngàn DNNVV hết nhẫn nại với bọn cộng nô này… CXN_060115_8975_Ngày càng rõ với CXN rằng DNNVV hiện giờ, cả tập thể là đang một mất mộ t còn với ĐCSVN: Người bán bún riêu, bún ốc chuẩn bị… hội nhập (destroy)
=
Càng ngày kịch bản kết liễu KT của CSVN càng rõ, đồng bào ngưng đóng thuế (CP HCS sẽ không truy thu thuế), xuống đường biểu tình đột xuất để nhanh chóng lật đổ bọn ăn hại đái nát, bất tài, tham nhũng, quản lý KTVM tồi vì ngu xuẫn và dốt nát để nhanh chóng có một CP mới có tài hơn, trong sạch hơn. –

Melbourne –

30.06.15 –

Châu Xuân Nguyễn

xxxxxxxxx
2 comments on “CXN_070115_9390_Luận bàn dài dòng về tại sao người VN “nhẫn nại” và người Úc, Mỹ “khó t ính” (từ trong nhà, ngoài ngõ, hành chính, quốc gia đại sự v.v..) và hậu quả là lối sống VN và Mỹ, Úc khác nhau một trời một vực (bài viết bên dưới, patience)”

  1. Lâm sơn
    01.07.2015 @ 11:46 AM Edit
    Anh Châu đưa ra đề tài này cực kỳ hay và bổ ích. Rất chính xác từ ngày 3 Dũng lên làm TT hắn tạo điều kiện cho toàn bộ bọn cầm quyền từ địa phương đến TƯ tham nhũng khủng khiếp. Khi bọn đàn em của đảng được dũng bảo kê nên mặc sức tung hoành, chúng tham nhũng công khai, ra giá bất kỳ việc gì khi ng dân có việc phải làm. Nạn chạy chức chạy quyền xảy ra trên toàn nước Việt ô hợp y hệt một chợ đấu già, chỉ cần ai có nhiều tiền ( ngu dốt đến cỡ nào) cũng thắng chức. Tiền càng nhiều chức càng to. Khi đã bỏ tiền ra mua chức rồi thì phai tìm cách móc túi dân để bù vào chỗ đã nộp.

    Nếu một cđ nghiêm túc ng lãnh đạo nghiêm khắc sẵn sàng kỷ luật bất kỳ ng nào vi phạm thì XH đâu có ngày hôm nay. Phải nói rằng CS của ng dân VN giờ này y hệt địa ngục. Tai hại nhất là đồ ăn thức uống được đcs bảo kê nên mọi chất độc hại, thiu thối đều tuồn vào VN mà ai phải gánh hậu quả này nhiều nhất đó là hai thành phần công nhân và học sinh xa nhà vì ít tiền nên chọn đồ ăn rẻ để ăn và hậu quả đã nhìn thấy ngay nhiều cháu bị ung thư máu, nhiều cặp VChồng trẻ bị vô sinh. Cứ nghĩ đến hiện trạng đau lòng này càng căm thù bọn csvn độc ác chúng vô tâm trước CS của ng dân vì bản thân chúng nó sướng rồi đồ ăn chúng được kiểm nghiệm hàng ngày và mua ở nước tư bản để ăn.

    Ng dân đi ra đường thì có thể bị tai nạn bất kỳ lúc nào, nạn trộm cướp hoành hành ghê gớm. Quá kinh khủng.

    Và tại sao dân mình cứ mãi cúi đầu chấp nhận cho csVN hành hạ mình vậy, vì chúng ta chịu sự GDục của csvn quá lâu trở lên hèn kém và chịu đựng đến tột cùng.

    Like

    Reply

  2. Lâm sơn
    01.07.2015 @ 11:48 AM Edit
    Đcs giờ rất sợ lòng dân, nếu tất cả chúng ta đều cất lên tiếng nói phản đối mọi bất công mà đcs gây ra cho minh thì chắc chắn chúng phải chùn tay thôi. Cứ mãi cúi đầu nộp tiền cho chúng thì chúng tội gì mà kg lấy.

xxxxxxx
http://www.daikynguyenvn.com/trong-nuoc/bot-bien-hoa-lai-xa-tram-khi-tai-xe-dong-loat-dung-tien-xu-de-tra-phi.html

BOT Biên Hòa lại xả trạm khi tài xế đồng loạt dùng tiền xu để trả phí


Tài xế đồng loạt dùng tiền xu trả phí qua trạm BOT Biên Hoà (Ảnh: Vietnamnet).

Váo sáng 12/9, các tài xế lưu thông qua trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa tiếp tục dùng tiền xu, tiền lẻ mệnh giá 200 – 500 đồng mua phí gây ùn tắc nên BOT này đã phải xả trạm.

Hiện nay, sự việc người dân dùng tiền lẻ, tiền xu để mua phí qua trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa nhằm phản đối việc đặt trạm thu phí đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Trạm thu phí BOT Biên Hòa nằm trên Quốc lộ 1, đoạn thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai – (Ảnh: Lê Phong).

Từ 6h30 ngày 12/9, nhiều tài xế đã tập trung tại trạm thu phí đường tránh Biên Hòa (BOT Biên Hòa) đặt ở xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai và dùng tiền lẻ 200 – 500 đồng để trả phí, theo Trí Thức trực tuyến.

Nhóm tài xế còn dùng cả tiền xu 200 đồng để trả khi qua trạm thu phí BOT Biên Hòa.

Vào cùng thời điểm trên, trong khi các lái xe chạy chiều TP.HCM – Bình Thuận đang cùng nhân viên kiểm đếm tiền thì nhiều tài xế lái xe hướng ngược lại cũng bỏ tiền lẻ để mua vé.

Do việc kiểm đếm tiền lẻ mất khá nhiều thời gian, nhân viên trạm thu phí đã mời các tài xế qua trạm hoặc cho phương tiện đến bãi đỗ gần đó để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, nhiều tài xế không đồng tình và buộc nhân viên phải giao dịch tại chỗ.

Tài xế sử dụng cả tiền xu để mua vé qua trạm. (Ảnh: Phước Tuấn).

Tình trạng hỗn loạn xảy ra khi các tài xế khác chờ quá lâu, bấm còi khiến tình trạng tại khu vực BOT Biên Hòa căng thẳng, thông tin trên Vietnamnet.

Sự việc khiến cho giao thông qua đây ách tắc cục bộ, hàng trăm xe ô tô không di chuyển được, nối đuôi kéo dài.

Lực lượng giao thông đã được huy động đến để phân luồng phương tiện, đảm bảo an ninh. Đến khoảng 6h45, chủ đầu tư buộc phải xả trạm để đảm bảo giao thông qua khu vực.

Quốc lộ 1 hướng từ TP HCM đi Bình Thuận kẹt cứng nhiều km ( Ảnh: Phước Tuấn).

Cách đây vài ngày, vào chiều 9/9, cũng tại địa điểm BOT Biên Hòa (xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai), nhiều tài xế đã đồng loạt dùng tiền lẻ với các mệnh giá 200, 500 đồng để trả phí đường bộ. Vụ việc xảy ra vào giờ tan tầm nên gây ra tình trạng kẹt xe kéo dài, ùn tắc giao thông trên tuyến BOT nghiêm trọng.

Trước tình hình trên, đơn vị quản lý trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa buộc phải xả trạm để đảm bảo giao thông qua khu vực.

Được biết, trạm thu phí đường tránh Biên Hòa hoạt động từ năm 2014, để hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến QL1 đoạn tránh TP Biên Hòa theo hình thức hợp đồng BOT.

Dự án gồm việc xây dựng đường tránh dài hơn 12 km và xây dựng, cải tạo nền, cải tạo mặt quốc lộ 1 với chiều dài 10 km với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các tài xế bức xúc việc trạm thu phí BOT Biên Hòa nằm tại Quốc lộ 1, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai không đúng vị trí khi cách xa tuyến tránh TP Biên Hòa nhiều km.

Mức phí đang thu hiện từ 35.000 đồng đến 180.000 đồng. Lộ trình tăng phí 12%/3 năm.

Thanh Thanh (TH)